Trồng răng Implant được thực hiện bằng cách cắm trụ titanium vào xương hàm. Khá phức tạp là thế vậy có cần xét nghiệm máu trước khi trồng răng implant không? Cùng hỏi bác sĩ nhé!
Xét nghiệm máu trước khi trồng răng Implant có cần thiết không?
Trồng răng Implant là kỹ thuật trồng trụ Implant bằng titanium vào xương hàm. Phương pháp trồng răng hiện đại diễn ra khá đơn giản, nhanh chóng. Chỉ mất khoảng 30 phút cho 1 trụ Implant được cấy đúng vị trí. Tuy nhiên trước khi trồng răng, để toàn bộ ca phẫu thuật an toàn, diễn ra nhanh chóng thì bệnh nhân mất răng sẽ được kiểm tra sức khỏe tổng quát. Và tất nhiên không thể thiếu bước xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu trước khi trồng răng Implant giúp bác sĩ kiểm tra được tình trạng sức khỏe tổng quát bệnh nhân. Thông qua các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, chỉ số đường huyết, chỉ số đông máu…
Các bước xét nghiệm cần thiết khi muốn tiến hành cấy Implant
Trước khi trồng răng Implant thì các bước kiểm tra vô cùng quan trọng. Vì liên quan trực tiếp đến sức khỏe nên tốt nhất chúng ta nên thực hiện xét nghiệm máu trước khi trồng răng implant theo chỉ định của bác sĩ.
Xét nghiệm máu trước khi cấy Implant
Bạn đừng lo lắng vì bác sĩ sẽ chỉ lấy đủ lượng máu để tra chỉ số hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu có ổn định và đủ điều kiện trồng răng theo tiêu chuẩn hay không. Và để đảm bảo quá trình trồng răng diễn ra suôn sẻ, mọi việc nằm trong tầm kiểm soát thì bác sĩ cũng sẽ kiểm tra lượng đường huyết, chỉ số đông máu, tốc độ máu…
Kiểm tra huyết áp, tim mạch, tiểu đường trước khi cấy Implant
Trường hợp mất răng thường xảy đến với các cô chú, anh chị lớn tuổi. Ở độ tuổi này, sẽ có những bệnh mãn tính đi kèm như cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Trồng răng Implant yêu cầu phải kiểm soát tốt những bệnh này thì mới có thể trồng răng được. Vì vậy bác sĩ nha khoa sẽ kết hợp cùng bác sĩ nội khoa theo dõi, kiểm soát đường huyết, nhịp tim trước, trong và sau khi trồng răng.
Một số trường hợp tâm lý sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, cô chú, anh chị cũng nên yên tâm. Vì trước khi trồng răng, để ngăn ngừa tụt huyết áp, bệnh nhân sẽ được uống liều ổn định huyết áp. Đồng thời nha khoa cũng trang bị đầy đủ trang thiết bị theo dõi đường huyết để kiểm soát mọi sự cố. Đảm bảo quá trình cấy ghép Implant diễn ra nhẹ nhàng, an toàn.
Xét nghiệm các bệnh lý răng miệng trước khi cấy Implant
Trước khi trồng răng, bác sĩ sẽ đảm bảo phải điều trị mọi bệnh lý răng miệng: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu… Bởi các bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến nướu, xương, sẽ làm trụ Implant lung lay, đào thải trong tương lai.
Kiểm tra tình trạng xương trước khi cấy Implant
Trụ Implant được cấy trực tiếp vào xương hàm nên kiểm tra tình trạng, mật độ và chất lượng xương là cần thiết. Bệnh nhân mất răng được chụp phim X Quang toàn hàm, chụp CT với máy Cone Beam 3D để đưa ra đánh giá chính xác. Số lượng xương (chỉ số HU) phải đạt từ 350HU – 1250HU, nếu thấp hơn thì xương quá loãng, khó thao tác đặt trụ Implant và cũng dễ bị rơi. Còn nếu cao hơn thì mật độ tế bào xương sẽ rất đặc, không thể nuôi dưỡng thành xương hoàn toàn làm chậm quá trình lành thương.
Khi mới mất răng, trồng răng càng sớm càng tốt sẽ đảm bảo được mật độ xương phù hợp. Với trường hợp mất răng lâu năm, khả năng tiêu xương xảy ra cao. Lúc này, cần thực hiện thêm các thủ thuật: ghép xương, nâng xoang… rồi mới đảm bảo cắm trụ Implant vững chắc.
Vì sao không được cấy Implant khi chưa xét nghiệm máu?
Tuy chỉ là một cuộc phẫu thuật nhỏ ở vùng xương hàm? Nhưng tại sao lại phải cần xét nghiệm máu trước khi trồng răng implant? Việc này giúp xác định:
Xét nghiệm máu để đo lường các chỉ số máu chảy, máu đông
Từ lượng máu trích được, sẽ nói lên được cô chú, anh chị có mắc các bệnh lý thiếu máu, khó cầm máu, nhiễm trùng máu hay máu khó đông hay không. Khi thực hiện cấy Implant chắc chắn sẽ gặp phải hiện tượng chảy nhiều máu. Điều này sẽ vô cùng nguy hiểm với những người mắc chứng máu khó đông hay máu loãng. Vì thế, cần phải xét nghiệm máu để tránh tình trạng máu chảy không ngừng, vết thương khó lành gây viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Xét nghiệm máu để phòng ngừa nguy cơ lây nhiễm bệnh truyền nhiễm
Một số bệnh truyền nhiễm HIV/AIDS, viêm gan… cũng cần được xét nghiệm để kịp thời xét nghiệm. Bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm vẫn có thể thực hiện phẫu thuật. Nhưng phải đảm bảo an toàn bản thân và sức khỏe cho cả cộng đồng.
Để xác định bệnh nhân có đáp ứng được điều kiện phẫu thuật không
Các chỉ số máu cần lưu ý khi xét nghiệm để cấy ghép Implant?
Sau đây là những chỉ số trung bình thể hiện trong xét nghiệm máu trước khi trồng răng Implant. Mời quý khách tham khảo xem mình có phù hợp để trồng răng – phục hình răng mất:
- Lượng bạch cầu trong máu (WBC) người bình thường ở ngưỡng 4.300 – 10.800/ mm3. Lượng bạch cầu càng cao thì nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra còn suy giảm miễn dịch, thiếu folate, thiếu Vitamin B, viêm gan… càng cao
- Lượng hồng cầu (RBC) ở nữ là 3.9 – 5.03T/l, và nam giới là 4.32 – 5.75 T/l. Lượng hồng cầu trong máu quá cao thì nguy cơ bệnh lý tim mạch. Mắc các bệnh lý liên quan vấn đề đa hồng cầu. Ngược lại, chỉ số thấy thì có thể bị Lupus ban đỏ…
- 4.1 – 6.1 mmol/l là chỉ số glucose ở mức bình thường. Nên duy trì nếu không muốn bị giảm hoặc tăng đường huyết
Nếu quá trình đo lường cho kết quả chỉ số dao động bất thường, thì nguy cơ chảy máu kéo dài, dẫn đến biến chứng trong trồng răng Implant càng cao.
Câu hỏi thường gặp về xét nghiệm máu trước khi cấy ghép Implant?
Xét nghiệm máu sau bao nhiêu ngày mới có kết quả để cấy ghép Implant?
Chỉ cần đợi 2 – 3 tiếng là sẽ có kết quả.
Xét nghiệm máu trước khi trồng răng Implant có phải nhịn ăn sáng không?
Cũng như những xét nghiệm máu khác, cần độ chính xác cao. Thì xét nghiệm máu trước khi trồng răng Implant cũng cần nhịn ăn. Những chất thông qua thức ăn đưa vào cơ thể đều ít nhiều ảnh hưởng đến nồng độ máu, làm sai số kết quả xét nghiệm.
Xin cảm ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết “Xét nghiệm máu trước khi trồng răng Implant cần thiết không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.