90% trong chúng ta cũng cũng từng bị sâu răng và các biến chứng của nó. Vậy làm sao để vượt qua điều này? Cùng tìm hiểu nhé!
Trước tiên chúng ta cần hiểu được Sâu Răng là gì?
Sâu răng khá phổ biến. Dù là răng sữa hay răng vĩnh viễn đều không nằm ngoài nguy cơ bị sâu răng và các biến chứng nguy hiểm. Một ngày bạn nhận thấy trên răng mình có vệt tối màu, hoặc chấm đen thì khả năng đó là sâu răng. Đây là hiện tượng cấu trúc răng bị phá hủy. Bề mặt men răng xuất hiện những lỗ sâu. Chúng được tạo nên từ vụn thức ăn còn sót lại bám trên bề mặt, kẽ răng. Lâu ngày tạo ra axit phá hủy cấu trúc. Và nguyên nhân chính là đường và thói quen vệ sinh răng chưa đúng cách.
Sâu răng có nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn sẽ có biển hiện khác biệt:
Giai đoạn một thường khó nhận biết
Vị trí: thường xuất hiện ở các hố, rãnh trên bề mặt nhai, thậm chí là ngay miếng trám cũ
Biểu hiện: những đốm/ vệ trắng trên bề mặt răng
Đặc biệt: chưa hề thấy lỗ sâu, không có cảm giác đau nhức, ê buốt gì. Vì vậy rất khó để phát hiện nếu bạn không có thói quen thăm khám nha khoa định kỳ
Giai đoạn hai khi sâu răng đã ăn vào tủy
Sâu răng và các biến chứng nguy hiểm
- Hơi thở có mùi
- Sưng lợi, và các mô xung quanh răng sâu
- Sâu răng lan rộng gây vỡ thân răng. Khó khăn ăn nhai. Vỡ răng quá lớn khiến răng chỉ còn lại 1 ít, không thể giữ được nữa.
- Sâu răng đến tủy sẽ phải loại bỏ tủy, còn nếu không thì viêm nhiễm sẽ đi sâu xuống chân răng, gây viêm nhiễm vùng chóp. Tổ chức này sẽ tạo thành ổ mủ ở vùng chóp răng gây sưng mặt, đau, răng lung lay, áp se chóp răng. Có khi răng phải nhổ bỏ, nếu không muốn ảnh hưởng đến các răng lân cận
- Ổ nhiễm trùng lan rộng, tạo nang to phá hủy xương hàm làm xương hàm bị gãy, tổn thương thần kinh, mạch máu,…
Chúng ta thường đợi đến khi cảm nhận cơn đau rồi mới tìm đến nha sĩ. Chưa kể đến việc trước đó bạn đã bắt đầu cảm nhận được những cơn đau dữ dội, thậm chí nhức lên thái dương, làm mất ăn mất ngủ. Nhưng bạn vẫn “chịu trận” hoặc hiểu lầm là cơn đau đầu bình thường nên chỉ dùng thuốc giảm đau, kháng sinh tại hiệu thuốc. Cơn đau sẽ chấm dứt lúc đó nhưng lần sau, tần suất và cơn đau sẽ càng dữ dội hơn nữa. Cho đến khi sâu răng ăn vào tủy và trở thành viêm tủy, nặng hơn là hoại tử
Tuy nhiên, đến giai đoạn này có nghĩa là mọi thứ đã trở nặng, việc điều trị cũng vì thế mà thêm phần khó khăn, mất thêm thời gian, chi phí
Trường hợp đặc biệt nguy hiểm là viêm tấy lan tỏa, nguy cơ nhiễm trùng máu, lan xuống trung thất, gây nguy hiểm đến tính mạng.
Cách phòng tránh sâu răng vào tủy
- Vệ sinh răng miệng đúng cách với các bước: dùng chỉ nha khoa để lấy sạch vụn thức ăn mắc kẹt, đánh răng sau khi ăn hoặc 2 lần/ ngày, sử dụng nước súc miệng để đánh bay mảng bám
- Chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế đường, tinh bột; tránh đồ quá cứng, dai; ưu tiên rau củ quả; cân bằng đủ dinh dưỡng
- Tập thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng và cạo vôi răng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần. Hoặc khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu sâu răng dù là nhỏ nhất, hãy chủ động đi khám bác sĩ.
- Khi thấy răng có lỗ hay răng đau, bạn nên đi khám nha sĩ ngay, không nên trì hoãn.
Quy trình điều trị sâu răng như thế nào?
Tại nha khoa B.F.Dentistry, quy trình điều trị sâu răng chuẩn chuyên môn được thực hiện với 3 bước:
Bước 1: Thăm khám & tư vấn
Qua thăm khám, chụp phim X Quang, mới xác định được mức độ sâu răng. Từ đó lên kế hoạch điều trị với phương pháp phù hợp nhất: chỉ cần trám hay cần phải điều trị tủy
Bước 2: Gây tê
Với trường hợp răng sâu gần vào đến tủy sẽ càng cảm thấy đau, ê buốt nên cần thực hiện bước gây tê để bệnh nhân cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Bước 3: Điều trị
Tùy vào từng giai đoạn sâu răng mà sẽ có phương pháp điều trị khác nhau
Giai đoạn sâu men răng:
Bác sĩ sẽ làm sạch vị trí sâu răng
Rồi áp dụng biện pháp tái khoáng hóa lại men. Áp gel fluor để dự phòng sâu răng tái phát
Răng có hố rãnh phức tạp sẽ được trám bít dự phòng. Bạn có thể hình dung là bác sĩ dùng vật liệu hàn chuyên dụng để lấp đi hỗ rãnh sâu răng phức tại.
Giai đoạn sâu ngà răng:
Để phục hồi cấu trúc răng bị tổn thương, bác sĩ sẽ tiến hành trám bít với các vật liệu GIC, composite. Việc làm này khá đơn giản, nhanh chóng chỉ mất 5 ~ 10 phút cho 1 vị trí.
Một khi sâu răng ăn vào tủy thì cần điều trị nội nha, hay còn gọi là chữa tủy. Tức là toàn bộ phần tủy răng sẽ được làm sạch rồi trám bít ống tủy. Nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn, bảo toàn mô răng còn lại.
Một số câu hỏi thường gặp khi điều trị sâu răng
Điều trị sâu răng có đau không?
Thông thường, điều trị sâu răng sẽ không đau. Trừ những trường hợp lỗ sâu gần vào ống tủy sẽ gây kích thích từ nhẹ đến mạnh. Việc đến nha khoa càng sớm sẽ càng hạn chế tình trạng ê buốt hoặc điều trị có đau hay không.
Phòng bệnh Sâu Răng như thế nào?
Bệnh sau răng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng. Vì vậy dự phòng sâu răng đáng được nhân rộng và quan tâm.
Để dự phòng sâu răng, chúng ta cần phải:
- Hạn chế đồ ngọt, tinh bột. Sau khi ăn vặt nên súc miệng, đánh răng
- Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đối với trẻ em, nên thực hiện bôi fluor để dự phòng sâu răng ngay từ khi mới mọc những chiếc răng đầu tiên
- Trám bít hố rãnh, mặt nhai dự phòng. Hoặc hàn lại miếng trám cũ nếu bị hở rìa
- Định kỳ khám răng mỗi 6 tháng/ lần để được cạo vôi, thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát
Xin cám ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết “Sâu răng và các biến chứng nguy hiểm”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.