Tủy răng được hình dung như là dây thần kinh, mạch máu của răng. Vì vậy nếu răng sau khi lấy tủy sẽ như thế nào? Cùng tìm hiểu nhé
Tủy răng là gì? Tại sao tủy răng đóng vai trò quan trọng trong cấu tạo của răng?
Tủy răng bao gồm mạch máu và các dây thần kinh. Tất cả được bao quanh bởi men răng, ngà răng cứng chắc bên ngoài. Tủy răng có nhiệm vụ nuôi dưỡng tổ chức răng, tái tạo ngà răng, mang lại cảm giác cho răng khi ăn nhai, hoặc khi gặp tác động bên ngoài. Có thể hiểu nôm na, nếu 1 cái cây được rễ nuôi sống thì tủy răng chính là chiếc rễ đó.
Vì sao răng sau khi được chữa tủy lại trở thành răng chết?
Việc điều trị tủy, hay còn gọi là điều trị nội nha là 1 phương pháp đặc thù. Bác sĩ sẽ lấy đi hết phần tủy đã viêm nhiễm, làm sạch các tổ chức còn lại thuộc tủy răng. Chính vì vậy răng sau khi lấy tủy sẽ như thế nào? Chắc chắn sẽ khác biệt rõ rệt so với khi tủy răng còn khỏe mạnh. Để biết được điều này, mời các bạn tìm hiểu ở phần sau của bài viết.
Khi răng bị chết tủy thì có dùng được không?
Tin vui cho các bạn là dù đã lấy tủy răng nhưng chiếc răng đó vẫn có thể tồn tại. Bởi những lý do:
- Răng cầu tạo phần lớn bởi các chất vô cơ bao gồm: muối Hydroxy Apatide và Fluor Apatide, trong đó men răng chiếm đến 96% và ngà răng là 80%. Dù tủy răng có mất đi thì răng chỉ bị rỗng ruột mà thôi. Các tổ chức còn lại không bị tiêu biến, mà vẫn tồn tại
- Ngoài tủy thì tổ chức cứng của răng còn được nuôi dưỡng bởi tuyến nước bọt trong miệng và luôn được giữ ẩm. Các chức năng thẩm mỹ, ăn nhai sẽ vẫn hoạt động, tuy nhiên sẽ có sự suy yếu nhẹ nếu mất đi vai trò của tủy răng
Còn răng sau khi lấy tủy sẽ như thế nào? sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.
Răng sau khi chữa tủy sẽ tồn tại được trong bao lâu?
Răng sau khi lấy tủy vẫn tồn tại. Tuy nhiên không chắc khỏe như ban đầu:
Độ bền chắc của răng giảm dần
Tủy răng được xem là “nguồn nuôi dưỡng” cho răng cũng đã lấy đi nên độ bền chắc sẽ giảm dần theo thời gian.
Răng trở nên giòn và dễ vỡ
Răng cũng sẽ mất đi độ dẻo dai, đàn hồi. Răng mất đi tủy, chịu tác động ngoại lực và nhiệt kém nên dễ vỡ dọc, hoặc gãy ngang thân răng. Thông thường, răng sau khi điều trị nội nha sẽ được trám bít lại bằng 1 miếng trám lớn. Điều này cũng là nguyên nhân khiến răng trở nên giòn, dễ vỡ, không chống lại lực ăn nhai mạnh
Sức nhai của răng giảm
- Răng không còn tủy (dây thần kinh) nên không cảm nhận được thức ăn, khó có thể điều chỉnh lực nhai phù hợp. Khiến răng dễ vỡ khi nhai đồ quá cứng, quá dai
- Răng sẽ bị mòn sau khi lấy tủy
- Miếng trám trên răng lấy tủy lâu ngày sẽ bị bong tróc
- Lực tác động ăn nhai, hoặc thói quen xấu như nghiến răng khi ngủ vẫn có thể làm mòn răng
- Răng sau khi chữa tủy có thể vẫn bị sâu
Chăm sóc răng mất tủy thế nào?
Răng sau khi lấy tủy cần chăm sóc kỹ lưỡng hơn bình thường một chút. Để tránh các tình trạng không mong muốn
Tái tạo lại thân răng
Sau khi điều trị nội nha, thì bác sĩ cần đóng bít lại lỗ hỏng bằng vật liệu trám phù hợp. Nếu răng sâu hoặc mất quá nhiều ngà răng thì bác sĩ cầm cắm chốt răng để làm vững thân răng
Bọc răng
Bọc răng sứ là giải pháp an toàn nhất cho răng đã chữa tủy. Đảm bảo được chức năng ăn nhai, thẩm mỹ cho hàm răng.
Chăm sóc răng sau khi lấy tủy bằng cách thay đổi chế độ ăn uống
- Răng sẽ giòn hơn vì vậy cần áp dụng một chế độ ăn uống hợp lý: hạn chế độ cứng, dai của thức ăn; tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột vì sẽ làm kích ứng, gây hiện tượng nứt vỡ răng.
- Nhai kỹ và nhai chậm. Hạn chế nhai bằng răng đã chữa tủy
- Răng miệng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ
Vệ sinh răng miệng với các bước cơ bản:
- Đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày
- Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy thức ăn dính kẽ, thay vì dùng tăm tre xỉa răng
- Súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng giữ hơi thở thơm tho và làm sạch mảng bám
- Thăm khám định kỳ và lấy cao răng theo chỉ định
Xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết “Răng sau khi lấy tủy sẽ như thế nào?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.