Răng nhạy cảm sau khi trám có sao không? - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ / Răng nhạy cảm sau khi trám có sao không?
Răng nhạy cảm sau khi trám có sao không?
25/08/2023 / Admin / Khuyến mãi

Răng nhạy cảm sau khi trám có sao không?

Răng nhạy cảm sau khi trám liệu có bình thường không? Giải pháp xử lý như thế nào? Mời cả nhà cũng theo dõi bài viết của nha khoa BF!

Răng nhạy cảm sau khi trám

răng nhạy cảm sau khi trám

Trám răng là thủ thuật nha khoa để lấp đầy vị trí sâu răng, khiếm khuyết của răng. Phương pháp này được thực hiện bằng vật liệu nha khoa như: composite, vàng, bạc hoặc sứ.

Thông thường, sau khi trám, bác sĩ sẽ khuyên bạn đợi khoảng 1 tiếng sau mới được ăn uống. Để hạn hế bung vỡ miếng trám. Mặt khác do còn cảm giác tê, sưng hoặc khó cử động nên sẽ có nguy có cắn vào lưỡi hoặc má. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khi thuốc tê hết tác dụng. Với trường hợp răng vẫn cảm thấy nhay cảm, nhất ở vị trí trám nhiều ngày sau. Thì chắc chắn bạn đang gặp vấn đề. Nguyên nhân của tình trạng này là do:

  • Ăn thực phẩm quá lạnh, quá nóng, hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng
  • Không khí len vào kẽ hở giữa các răng, vì vậy một số trường hợp sẽ nhạy cảm với thời tiết
  • Không khí len vào các kẽ răng như thở bằng miệng, răng nhạy cảm hơn khi đó là không khí lạnh
  • Thực phẩm quá ngọt như bánh kẹo; hoặc quá chua như trái cây có tính axit cao
  • Nhai thức ăn với cường độ mạnh cũng có thể làm răng nhạy cảm sau khi trám

Biến chứng sau trám răng?

Kích thích dây thần kinh

Đối với các miếng trám sâu, gần vào tủy răng sẽ kích thích dây thần kinh tạo cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vì vậy, cần một khoảng thời gian vài ngày đến vài tuần để răng ổn định lại như cũ. Trong giai đoạn này, răng cũng có thể cảm thấy ê buôt khi gặp phải tác nhân kích thích.

Căn chỉnh khớp cắn không chính xác

Trám răng không đơn giản chỉ là bít lại lỗ sâu. Mà cần có tự tương quan khớp cắn 2 hàm. Nếu sai khớp cắn thì sẽ tạo áp lực khi cắn, gây khó khăn lúc ăn nhai, đau đớn và ê buốt. Lẽ thường, khớp cắn sẽ tự điều chỉnh trong quá trình ăn uống. Tình trạng cắn cộm sẽ tự động biến mất. Tuy nhiên nhiều tuần trôi qua mà bạn vẫn gặp khó khăn trong việc nhai đồ ăn thì nên tái khám để bác sĩ kiểm tra lại khớp căn. Phương án điều trị là có thể mài 1 ít miếng trám để vừa khít với khớp cắn.

Viêm tủy răng

  • Viêm tủy răng là tình trạng viêm sâu bên trong răng, ê buốt và đau nhức. Tình trạng này thường xảy ra với các trường hợp:
  • Răng bị chấn thương do tai nạn, nứt, gãy, vỡ
  • Sâu răng to, ăn đến lớp tủy răng
  • Răng đã trám nhiều lần
  • Phân loại viêm tủy răng
  • Viêm tủy có thể phục hồi: tình trạng nhẹ, có thể phục hồi lại
  • Viêm tủy không phục hồi: tình trạng dây thần kinh bị tổn thương và chết đi. Khi đó cần điều trị nội nha (điều trị tủy) để bảo tồn chiếc răng đó.
  • Viêm tủy răng tùy vào mức độ có thể điều trị bằng cách: thay miếng trám mới, điều trị tủy hoặc dùng thuốc kháng sinh

Áp xe răng

Tình trạng nhiễm trùng nặng dây thần kinh răng, làm cả vùng nướu, hàm bị sưng, mưng mủ, được gọi là áp se răng. Điểm danh các triệu chứng bao gồm:

  • Đau răng dữ dội
  • Sưng, nóng, đỏ nướu
  • Răng nhạy cảm khi ăn uống, sinh hoạt
  • Vết sưng có mụn nhọt, mưng mủ
  • Hơi thở có mùi
  • Sốt
  • Áp xe không thể tự tiện điều trị tại nhà vì dễ gây ra nhiễm trùng. Bạn cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc đúng cách

Miếng trám cũ bị lỏng hoặc bị vỡ

Tùy vào vị trí trám răng mà tuổi thọ miếng trám sẽ khác nhau. Nếu miếng trám lâu năm bị lỏng, bể, lộ phần răng bên trong ra thì khả năng sẽ bị ê buốt, đau nhức. Vì vậy bạn nên đi thay miếng trám để tránh tình trạng sâu răng tái phát. Hoặc dẫn đến các trường hợp không mong muốn.

Viêm nha chu

Nướu bị chảy máu khi tác động nhẹ là dấu hiệu của viêm nha chu. Từ đó gây ê buốt răng. Viêm nha chu làm tụt nướu, lộ chân răng. Phần chân răng không có men răng bảo vệ nên cảm giác ê buốt là điều hoàn toàn có thể gặp phải.

Các triệu chứng khác của viêm nha chu bao gồm:

  • Nướu đỏ, chảy máu, khi đánh răng hoặc khi dùng chỉ nha khoa
  • Tụt nướu, lộ chân răng, khiến răng lung lay
  • Có vết loét hoặc mủ trong miệng
  • Vì viêm nha chu không thường thể hiện rõ triệu chứng ban đầu nên các nha sĩ luôn cho ta lời khuyên nên thăm khám răng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần để tìm được bệnh lý và chủ động điều trị

Nguyên nhân:

  • Trước khi trám bít lỗ sâu, bác sĩ sẽ xử lý vị trí răng sâu bằng cách làm sạch lỗ sâu. Tuy nhiên, trong quá trình làm sạch, đã kích thích các dây thần kinh tủy răng, vì vậy các dây thần kinh sau quá trình trám răng, vẫn có thể bị kích thích.
  • Cơ địa nhạy cảm, mô răng thật sinh lý chưa hài hòa được với vật liệu trám nhân tạo
  • Thông thường, các kích thích sẽ thuyên giảm và kết thúc sau 1 tuần. Nếu sau nhiều tuần mà vẫn không hết thì nên tái khám để bác sĩ có thể xử lý. Bằng cách tháo miếng trám cũ, thay thế với miếng trám tạm cho đến khi các triệu chứng chấm dứt

Do kĩ thuật trám răng của nha sĩ

  • Bác sĩ không có kinh nghiệm, không làm sạch 100% tổ chức sâu răng. Khiến sâu răng vẫn tiếp tục phát triển bên dưới lớp trám. Vì vậy khiến bệnh nhân ngày càng nhạy cảm răng sau khi trám
  • Xử lý: chụp phim kiểm tra tình hình bên trong, đánh giá có cần tháo miếng trám hay không, làm sạch lỗ sâu và chẩn đoán hướng xử lý tiếp theo

Miếng trám thực hiện không đúng kĩ thuật:

  • Nha sĩ thực hiện không đúng kỹ thuật etching xử lý bề mặt xói mòn mô quá mức, rửa không hết acid hoặc thực hiện bonding, đặt chất trám, chiếu đèn không đúng. Khiến cho mối hàn nhạy cảm khi ăn nhai, hoặc gặp bất cứ kích thích nào. Cũng có thể là kỹ thuật nhồ chưa tốt. Vô tình để 1 khoảng hở giữa mô răng thật và vật liệu trám. Làm bong lớp khí giữa các chất trám.
  • Xử trí: cần tháo bỏ miếng trám cũ và trám răng lại theo đúng quy trình kĩ thuật.

Do vật liệu trám răng

  • Vật liệu hợp kim amalgam có khả năng truyền nhiệt, khiến nhiệt độ từ thực phẩm bên ngoài được dẫn tới gần tủy răng. Gây kích thích, trạng thái ê buốt. Vì vậy ngày nay, các nhà chuyên môn ưu tiên sử dụng vật liệu khác, ưu việt hơn, có thể kể đến composite.
  • Với vật liệu GIC, thành phần dung dịch cấu thành GIC có tính acid nhẹ nên sẽ gây phản ứng ê buốt đối với người có cơ địa nhạy cảm. Điều này sẽ kéo dài không quá 1 tuần.

Một số lời khuyên giúp giảm tình trạng nhạy cảm sau khi trám trên

  • Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng, quá nóng hoặc quá lạnh
  • Dùng kem đánh răng chuyên dụng cho răng nhạy cảm
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, không quá cứng, dai, không phải nhai nhiều
  • Thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý: đánh răng ít nhất mỗi ngày 2 lần bằng bàn chải lông mềm, dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn mắc trong kẽ răng thay vì dùng tăm tre sẽ gây tổn thương răng
  • Dùng thuốc giảm đau kê đơn của bác sĩ
  • Có thể dùng thuốc mỡ bôi vào cùng răng, nướu bị đau
  • Tránh đánh răng sau khi vừa mới ăn xong. Ít nhất hãy đợi 30 phút vì sẽ ảnh hưởng đến men răng
  • Nhai thức ăn ở vùng răng đối diện khu vực trám

Xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết: “Răng nhạy cảm sau khi trám có sao không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ hotline 089 6412 986 hoặc inbox tại ĐÂY.

nha khoa bf

 

Chia sẻ: