Nhiều người băn khoăn không hiểu nước bọt có mùi hôi bệnh gì? Để tìm được câu trả lời cho câu hỏi này trước hết bạn cần biết được nguyên nhân khiến nước bọt có mùi khó chịu. Theo dõi nha khoa B.F+ để cập nhật kiến thức răng miệng nhé!
1. Nước bọt có mùi hôi bệnh gì?
Sau đây là một số lý do phổ biến mà nhiều người mắc phải khiến cho nước bọt hôi:
Vệ sinh răng miệng chưa tốt
Chúng ta không thể có một hơi thở thơm mát khi chưa súc miệng, đánh răng vào mỗi buổi sáng. Trong khoảng thời gian dài vào ban đêm. Vi khuẩn dễ dàng sinh sôi phát triển tạo ra mùi hôi miệng.
Nước bọt hôi khi các mảnh thức ăn thừa không được làm sạch còn đọng lại trong kẽ răng. Vi khuẩn phân hủy các thức ăn này làm cho thức ăn hòa vào nước bọt được tiết ra. Vì vậy cần phải dùng chỉ nha khoa sau khi ăn xong để làm sạch kẽ răng.
Để đảm bảo khoang miệng giữ được mùi hương thơm tho thì bạn cũng có thể sử dụng thêm nước súc miệng. Với những thành phần kháng khuẩn và tạo mùi thơm.
Nước súc miệng đi vào từng ngóc ngách nhỏ nhất trong khoang miệng để làm sạch và khử mùi hiệu quả.
Thức ăn có mùi
Nước bọt hôi từ những thứ bạn ăn vào. Khi uống trà xanh, ăn rau thơm hay gừng tươi thì hơi thở cũng thơm mát. Ngược lại những món như mắm làm cho miệng có mùi rất đặc trưng.
Tuy nhiên tình trạng này là không cần lo ngại. Bởi vì không gây hại cho sức khỏe của cơ thể. Sau khi ăn những thức ăn có nhiều hành tỏi xong bạn cần chải răng thật sạch. Vậy miệng sẽ thơm tho trở lại mà không gây ra vấn đề gì.
Răng giả, răng hàm tháo lắp
Răng giả và răng hàm tháo lắp có thể giúp cho chúng ta ăn nhai tốt hơn. Nhưng nếu không biết cách sử dụng tốt thì thức ăn thừa dễ bám vào gây nên nước bọt hôi.
Cần vệ sinh kỹ răng hàm tháo lắp bằng các dung dịch tẩy rửa chuyên dụng. Khi phát hiện răng tháo lắp có kích thước không phù hợp với mình thì cần điều chỉnh lại. Để tránh làm hư tổn các tế bào niêm mạc và nướu răng.
Vệ sinh răng giả thường xuyên, đúng cách để tránh mùi hôi
Sự lão hóa
Tuổi tác già đi, sự lão hóa không bỏ qua bất kỳ ai. Điều này cũng làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe răng miệng. Sức đề kháng trở nên kém hơn, hệ miễn dịch của cơ thể không còn quá mạnh để có thể chống chọi lại tất cả những tác nhân gây hại bên ngoài.
Sự lão hóa làm cho tuyến nước bọt hoạt động trở nên kém hiệu quả. Khiến cho quá trình sản sinh và tiết nước bọt ít dần. Miệng bị khô và các vi khuẩn có cơ hội phát triển gây ra nước bọt hôi cho khoang miệng.
Hiện tượng này cũng xảy ra tương tự đối với những người uống ít nước hay thường xuyên sử dụng nhiều các sản phẩm tây dược.
Nguyên nhân gây hôi miệng
2. Điều trị nước bọt có mùi hôi
Một vài mẹo vặt giúp bạn khắc phục nhanh tình trạng nước bọt có mùi hôi có thể kể đến như sau:
+ Nhai kẹo cao su:
Lượng nước bọt được tiết ra sẽ tăng lên nếu bạn nhai kẹo cao su không đường sau bữa ăn sáng. Thao tác này giúp tuyến nước bọt tăng cao loại bỏ sạch vi khuẩn có mùi hôi trong miệng.
+ Chọn kem đánh răng có hàm lượng flour cao
Sử dụng kem đánh răng chứa hàm lượng flour cao để hạn chế mùi hôi trong nước bọt
Mảng bám ở răng cũng là nguyên nhân khiến hơi thở và nước bọt có mùi hôi. Nếu đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ nhưng vẫn có mùi khó chịu trong miệng hãy thử thay đổi loại kem đánh răng bạn đang dùng bằng một loại khác chứa hàm lượng flour cao hơn.
+ Súc miệng bằng chanh để giảm bớt nước bọt có mùi hôi
Nếu hơi thở có mùi sau khi thức dậy hãy chữa nhanh bằng cách súc miệng với chanh. Chanh là nguyên liệu được sử dụng nhiều trong các mẹo làm trắng răng giúp hơi thở thơm mát.
Đặc biệt trong các sản phẩm nước súc miệng hay kem đánh răng đang được bày bán trên thị trường chanh cũng được đánh giá là nguyên liệu chính và hiệu quả.
Liên hệ ngay Nha khoa B.F+ qua hotline 089 6412 986 để được tư vấn miễn phí.
Hoặc có thể inbox trực tiếp tại đây: https://m.me/nhakhoabf.plus/
**LƯU Ý: TÁC DỤNG CỦA LIỆU TRÌNH SẼ PHỤ THUỘC VÀO CƠ ĐỊA CỦA TỪNG NGƯỜI.