Niềng răng mắc cài sứ tự buộc - NHA KHOA PLAN

Tin tức

Trang chủ / Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
Niềng răng mắc cài sứ tự buộc
21/05/2019 / Admin / Tin tức

Niềng răng mắc cài sứ tự buộc

Niềng răng mắc cài sứ là gì

Niềng răng mắc cài sứ hay còn được gọi đơn giản là niềng sứ. Tương tự như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ có thiết kế mắc cài đẹp và tăng tính thẩm mỹ cho khách hàng. Mắc cài bằng sứ có màu gần trùng với màu răng nên người đối diện khó nhận biết, đồng thời giúp người niềng răng cũng tự tin hơn khi giao tiếp trong quá trình niềng.

Niềng răng mắc cài sứ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc

Hiện nay, niềng răng mắc cài sứ có hai loại chính là: Niềng răng mắc cài sứ truyền thống và Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/tự khóa.

Niềng răng mắc cài sứ truyền thống

Niềng răng mắc cài sứ giống với phương pháp niềng răng truyền thống ở chỗ: Sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng về đúng vị trí trên hàm. Thun đàn hồi được dùng để buộc cố định dây cung trên rãnh mắc cài giúp răng di chuyển đều và ổn định về đúng vị trí trên cung hàm, khắc phục tình trạng Răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc… Điểm khác biệt duy nhất giữa niềng răng mắc cài sứ và niềng răng mắc cài kim loại truyền thống là mắc cài làm bằng chất liệu sứ có màu trùng với răng nên thẩm mỹ hơn.

Chính vì thế nếu muốn tìm một phương pháp niềng răng vừa thẩm mỹ vừa khắc phục tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc… thì bạn có thể chọn niềng răng mắc cài sứ.

Niềng răng mắc cài sứ tự đóng/ tự khóa

Niềng răng mắc cài sứ tự đóng hay còn gọi là niềng răng mắc cài sứ tự khóa, tự buộc. Tương tự như niềng sứ thông thường, nhưng mắc cài của phương pháp này tích hợp khóa tự đóng trên mắc cài thay thế thun đàn hồi buộc cố định dây cung trên rãnh mắc cài.

Chốt tự đóng này giúp hạn chế tình trạng bung sút mắc cài, giãn dây thun…

Phương pháp này cũng khá hiệu quả với việc nắn chỉnh các khiếm khuyết răng hô, móm, thưa, lệch lạc

Những ai có thể sử dụng phương pháp này

Niềng răng mắc cài sứ phù hợp với các đối tượng khách hàng khác nhau như người lớn trên 18 tuổi và trẻ nhỏ, khắc phục những trường hợp răng hô, móm, thưa, lệch lạc… Với ưu thế mắc cài bằng sứ có màu sắc tương tự như màu của răng nên phương pháp này thường được những người chỉnh nha trong độ tuổi trưởng thành lựa chọn.

Cũng giống như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ được áp dụng để chữa trị cho tất cả các trường hợp bị khiếm khuyết về răng như: Hô, móm, mọc lệch lạc, thưa…

  • Răng Hô: Răng hô hay còn được gọi là răng vẩu ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin. Răng hô còn là một dạng sai khớp cắn, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn nhai, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới. Niềng răng mắc cài sứ giúp khắc phục tình trạng răng hô vẩu về đúng vị trí trên cung hàm.
  • Răng Móm: Răng móm là một trong những dạng sai khớp cắn ngược (cung răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên). Niềng răng móm bằng mắc cài sứ giúp nắn chỉnh răng hai hàm, khắc phục tình trạng ngước khớp cắn giúp bạn cười tự tin hơn, hàm răng đều đẹp hơn.
  • Răng Thưa: Là tình trạng những chiếc răng nằm xa cách nhau trên cung hàm, gây mất thẩm mỹ hoặc khó khăn khi ăn nhai, những mảnh vụn thức ăn rất dễ bị giắt giữa các kẽ răng, khó làm sạch, trở thành ổ chứa vi khuẩn gây sâu răng, viêm nha chu. Chính vì thế niềng răng bằng mắc cài sứ giúp can thiệp và cải thiện tình trạng răng bị thưa một cách hiệu quả.
  • Răng Lệch lạc: Răng lệch lạc là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Răng mọc lệch lạc cần được nắn chỉnh lại bằng phương pháp niềng răng mắc cài sứ để đảm bảo khớp cắn, thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Ưu điểm và hạn chế của niềng răng mắc cài sứ

*Ưu điểm của  niềng răng mắc cài sứ

  • Niềng răng mắc cài sứ có tính thẩm mỹ vượt trội

Như đã nói, niềng răng mắc cài sứ được làm bằng chất liệu sứ nên có ưu thế vượt trội về tính thẩm mỹ. Những chiếc mắc cài được thiết kế nhỏ gọn, có màu trùng với màu răng sẽ giúp khách hàng tự tin hơn so với việc hệ thống mắc cài bằng kim loại.

  • Hiệu quả chỉnh nha cao:

Được phát triển trên nền tảng niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ với dây cung làm bằng hợp kim Niken – Titanium đảm bảo lực kéo liên tục và ổn định giúp tăng hiệu quả chỉnh nha, rút ngắn thời gian nắn chỉnh răng. Niềng răng mắc cài sứ giúp khắc phục hiệu quả tình trạng răng bị hô, móm, thưa, lệch lạc… di chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện thẩm mỹ khuôn miệng, gương mặt và nụ cười…

  • Hạn chế cảm giác đau nhức, khi đeo mắc cài

Mắc cài bằng sứ được thiết kế chuyên dụng, các gờ cạnh được mài nhẵn, đảm bảo quá trình chỉnh nha an toàn và thoải mái cho khách hàng, hạn chế cọ xát gây đau hoặc chảy máu bộ phận mô lưỡi, nướu trong thời gian niềng răng.

  • An toàn với cơ thể

Mắc cài sứ được tạo nên từ hợp kim sứ và một số chất liệu vô cơ khác, những chất liệu này được nghiên cứu không gây kích ứng khó chịu và rất an toàn cho cơ thể. Các mắc cài sứ được thiết kế ít góc cạnh nên không gây vướng víu, khó chịu hay đau đớn cho răng và nướu.

  • Hạn chế bung tuột mắc cài

Lúc trước, khi kỹ thuật chế tạo mắc cài sứ chưa được cải thiện thì tình trạng vỡ và bung sút mắc cài dễ xảy ra. Nhưng hiện nay tình trạng đó không còn diễn ra nữa, do các mắc cài sứ đã được cải tiến, cứng và bền chắc gấp nhiều lần.

Mắc cài sứ được gắn chặt trên răng nhờ một loại keo chuyên dụng dùng trong nha khoa nên sẽ hạn chế được tình trạng bung sút mắc cài.

Niềng răng mắc cài sứ là một trong những phương pháp chỉnh nha hiệu quả hiện nay, với nhiều ưu điểm nổi bật và sự cải thiện không ngừng, niềng răng mắc cài sứ đang được nhiều khách hàng tin tưởng và chọn lựa.

*Những hạn chế của niềng răng mắc cài sứ như

  • Mắc cài đòi hỏi thiết kế phức tạp, chất liệu sứ dễ vỡ: Mặc dù có ưu thế về tính thẩm mỹ nhưng niềng răng mắc cài sứ rất dễ vỡ nếu có va chạm mạnh. Với những người thường vận động thì hạn chế niềng răng bằng mắc cài sứ để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình niềng răng.
  • Chi phí tương đối cao: Chi phí niềng răng mắc cài sứ thông thường từ 40 – 48 triệu, niềng răng mắc cài sứ tự đóng từ 48 – 56 triệu)
  • Thời gian đầu đeo mắc cài chưa quen có thể thấy cộm hoặc khó chịu: Do chất liệu sứ dễ vỡ, mà phải đảm bảo giữ chặt dây cung giúp răng di chuyển nên thiết kế mắc cài sứ dày hơn so với mắc cài kim loại.  Chính vì thế bạn có thể sẽ thấy khó chịu do mắc cài và dây cung ma sát với môi, má hoặc cộm lên mỗi khi ăn nhai hoặc giao tiếp trong 1 – 2 tuần đầu mới gắn mắc cài. Trong trường hợp này bạn có thể dùng sáp nha khoa để bôi lên chỗ mắc cài bị cộm lên để thoải mái hơn, tránh những vết xước không mong muốn…

Những trường hợp không thể áp dụng niềng răng mắc cài sứ?

  • Những người thường vận động mạnh: Do chất liệu bằng sứ khá dễ vỡ nên những người hay vận động mạnh nên cân nhắc về việc lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài sứ. Vì khi va chạm mạnh, bạn có thể làm vỡ mắc cài, gây chấn thương cho người niềng.
  • Răng và xương hàm quá yếu: Trong trường hợp răng và xương hàm của bạn không cứng chắc do các bệnh lý về răng như viêm nha chu, viêm tủy răng… thì bác sĩ sẽ cân nhắc yêu cầu đeo niềng răng mắc cài sứ của bạn. Bất kỳ niềng răng mắc cài sứ hay niềng răng mắc cài kim loại thì hàm răng khỏe mạnh, cứng chắc giúp cho quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, liên tục và hiệu quả hơn.
  • Bọc sứ hoặc trồng răng giả quá nhiều (nhiều hơn 2 cái): Trong những trường hợp này, hàm răng không đủ cứng chắc để chịu được áp lực siết răng hoặc nắn chỉnh răng kể cả niềng răng mắc cài sứ. Để biết được chính xác có thể niềng răng được không, bạn nên đến nha khoa thăm khám để bác sĩ kiểm tra xem hàm răng có đủ cứng chắc để chịu được áp lực siết răng.
  • Những người đang mắc các bệnh lý toàn thân, bệnh tiểu đường, bệnh về máu thì không thể tiến hành niềng răng kể cả niềng răng mắc cài sứ. Vì niềng răng cho người lớn cần phải nhổ răng, nếu trong những trường hợp bị các vấn đề về máu khó đông thì rất nguy hiểm. Chính vì thế, so sánh giữa vấn đề sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng, bác sĩ vẫn ưu tiên đảm bảo sức khỏe của bạn hơn, nên sẽ xem xét yêu cầu niềng răng mắc cài sứ cho bạn.

Những lưu ý khi lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài sứ

Chính vì một số hạn chế như đã kể trên của phương pháp niềng răng mắc cài sứ nên khi có ý định hoặc đang niềng răng mắc cài bạn nên lưu ý một số điều như sau:

  • Ở giai đoạn đầu khi gắn mắc cài sứ, bạn có thể sẽ đau, khó chịu do chưa quen: Trong giai đoạn trước khi gắn mắc cài bạn phải trải qua những giai đoạn gắn khí cụ như thun tách kẽ, gắn khâu, gắn mắc cài 1 – 2 tuần đầu, bạn có thể chưa quen với lực tác động làm di răng nên sẽ thấy đau, ê ẩm, hoặc bị mắc cài sứ cọ xát vào má… Trong những trường hợp này bạn có thể dùng sáp nha khoa để hạn chế sự va chạm gây tổn thương môi, má, nướu…
  • Chú ý vấn đề dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ chất: Trong quá trình đeo mắc cài sứ, xương hàm phải liên tục diễn ra quá trình di chuyển răng cùng với đó là sự tiêu xương và bồi đắp xương ổ răng ở vị trí mới đảm bảo hàm răng đều, đẹp và cân đối sau khi tháo niềng. Đừng nghĩ niềng răng là không thể ăn uống bình thường, trong quá trình đeo mắc cài bạn càng phải đảm bảo dinh dưỡng để đủ sức khỏe cho hành trình làm quen với mắc cài tứ 1 – 3 năm và hạn chế những nguy cơ bị hóp má, gầy gò trong quá trình chỉnh nha.
  • Chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng: Trong quá trình niềng răng, hệ thống mắc cài và dây cung vô tình làm cản trở quá trình chăm sóc răng miệng, thức ăn thừa, mảng bám rất dễ giắt giữa các kẽ răng, vi khuẩn gây bệnh lý về răng rất dễ phát sinh… Chính vì thế để không làm gián đoạn quá trình niềng răng chỉ vì những bệnh lý sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng… bạn nên chú ý vấn đề vệ sinh răng miệng trước, trong và sau khi niềng răng.

Quy trình niềng răng mắc cài sứ

Giai đoạn khám tổng quát, chụp phim, tư vấn điều trị

Đây là bước đầu tiên trong quy trình chỉnh nha cũng như niềng răng bằng mắc cài sứ nhưng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công của cả quá trình chỉnh nha. Bạn sẽ được Bác sĩ khám răng – miệng tổng quát và lấy dấu mẫu hàm, chụp hình trong miệng – ngoài mặt để Bác sĩ xem xét và tư vấn chính xác về tình trạng răng miệng, lên kế hoạch điều trị (thời gian, chi phí, có phải nhổ răng hay không?…) Nếu bạn niềng răng mắc cài sứ  tại Nha khoa BF và đồng ý với quá trình chỉnh nha bạn sẽ cùng Bác sĩ niềng ký cam kết về kết quả niềng răng đảm bảo một quá trình điều trị không phát sinh chi phí và cam kết về kết quả sau khi kết thúc niềng răng.

Giai đoạn điều trị tổng quát (Tùy trường hợp)

Giai đoạn điều trị tổng quát là giai đoạn cực kỳ quan trọng giúp bạn tránh được các bệnh lý phát sinh trong suốt quá trình niềng răng. Trước khi gắn mắc cài sứ, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm tra lại tình trạng răng, điều trị các bệnh lý như trám răng, cạo vôi răng, chữa tủy, trị viêm nha chu… 

Tùy và tình trạng răng mà chỉ định điều trị tổng quát sẽ khác nhau. Nếu răng miệng khỏe mạnh bạn có thể lược bỏ giai đoạn này mà chuyển sang đeo khí cụ ngay sau khi thăm khám và ký hợp đồng niềng răng.

Giai đoạn gắn khí cụ

Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ tiến hành gắn các loại khí cụ như đặt thun tách kẽ, lấy dấu có khâu, gắn khâu, gắn khí cụ nong hàm trong trường hợp cung hàm bị hẹp.

  • Tách kẽ: Tách kẽ là giai đoạn gắn các thun có vòng tròn nhỏ bằng cao su được gắn vào từng kẽ răng thường là răng số 6 và số 7, sau một tuần thì vị trí đặt thun sẽ có khoảng hở nhỏ để Bác sĩ có thể dễ dàng đặt khâu vào.
  • Lấy dấu có khâu và gắn khâu : Bước này được tiến hành để xem răng của bạn phù hợp với khâu số mấyGắn khâu vào răng số 6 và số 7 có tác dụng giữ, neo chặn cho các răng phía trước dịch chuyển về phía sau, đảm bảo khớp cắn và thẩm mỹ khuôn miệng, nụ cười.
  • Gắn khí cụ nong hàm: Đối với những trường hợp bị hẹp hàm trên bạn sẽ được bác sĩ cho đeo khí cụ nong hàm để tăng khoảng trống giúp răng di chuyển đều và đúng khớp cắn.

Giai đoạn gắn mắc cài sứ trong tháng đầu tiên

Sau một thời gian đeo khí cụ để hỗ trợ quá trình gắn mắc cài sứ. Bước quan trọng nhất của một quá trình chỉnh nha là gắn hệ thống mắc cài và dây cung bằng kim loại trên răng. Có thể là loại mắc cài sứ có rãnh tự khóa hoặc mắc cài sứ thông thường với thun đàn hồi cố định dây cung để tác dụng lực siết răng di chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.

Quy trình gắn mắc cài sứ chuẩn

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ đánh bóng nhẹ các bề mặt răng của bạn.
  • Bước 2: Sử dụng một dụng cụ banh miệng bằng nhựa để kéo hai bên má ra hai bên. Tiếp theo là làm khô răng và bôi lên bề mặt răng một chất keo nha khoa đặc biệt, để giữ các mắc cài sứ ở trên răng.
  • Bước 3: Mắc cài bằng sứ được đặt trên răng và keo sẽ cứng lại một cách nhanh chóng nhờ ánh sáng trùng hợp.
  • Bước 4: Sau khi tất cả các mắc cài đã được đặt chắc chắn trên răng, dây cung sẽ được đặt trên rãnh mắc cài và cố định bằng thun chuyên dụng.

Giai đoạn tái khám tháng thứ 2 cho đến khi kết thúc lộ trình đeo niềng răng mắc cài sứ

Định kỳ 3 – 6 tuần, bác sĩ sẽ hẹn bạn đến nha khoa để tái khám và thực hiện các bước điều trị như thay thun, thay dây cung môi, tăng lực siết hàm và vệ sinh răng miệng, cạo vôi răng định kỳ để đảm bảo sức khỏe răng miệng.

Giai đoạn tháo niềng và đeo hàm duy trì

Sau một thời gian đeo mắc cài sứ và dây cung, răng đã sắp xếp đều và ổn định, cả bác sĩ và khách hàng đều hài lòng về hàm răng hiện tại, bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng răng và chuyển sang đeo hàm duy trì.

Tác dụng của hàm duy trì là ổn định răng ở vị trí mới, tránh những nguy cơ bị tái phát hoặc xô lệch trở lại sau chỉnh nha.

Bạn nên đeo hàm duy trì theo đúng chỉ định của bác sĩ, tái khám định kỳ theo lịch để bác sĩ kiểm tra mức độ ổn định của răng, nếu nhận thấy những nguy cơ răng bị lệch lạc hoặc có xu hướng tái phát thì có thể gắn lại mắc cài một vài cái răng đảm bảo đúng khớp cắn và thẩm mỹ hàm răng.

Chia sẻ: