Cười hở lợi thực tế không phải là một bệnh lý hàm mặt. Tuy nhiên, cười hở lợi có thể làm mất thẩm mỹ trên gương mặt. Điều đó khiến nhiều người thiếu tự tin khi giao tiếp với người khác. Do đó, nhiều người tìm cách để có thể giảm tình trạng hở lợi. Một trong những cách mà mọi người thường nghĩ tới đó là niềng răng. Nhưng liệu niềng răng có hết cười hở lợi hay không? Hãy cùng BF DENTISTRY tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé!
Cười hở lợi là gì?
Cười hở lợi là tình trạng hàm trên bị lộ nướu quá mức khi cười.
Một nụ cười được đánh giá là bình thường nếu khi cười lợi không hở quá 2mm. Nếu xuất hiện tình trạng lộ nướu trên quá 3mm so với đường viền ở chân răng cửa mỗi khi cười thì rất có thể bạn đang bị cười hở lợi.
Hình ảnh cười hở lợi
Các mức độ của cười hở lợi?
Thông thường thì cười hở lợi được chia thành 4 mức độ như sau:
- Cười hở lợi nhẹ: là trường hợp khi cười, phần lợi (nướu) bị lộ ra khoảng 3mm, ít hơn một phần tư chiều dài của răng.
- Cười hở lợi trung bình: biểu hiện của trường hợp này là khi cười phần lợi (nướu) bị lộ từ 3 tới 7mm. Tương đương với độ rộng nhỏ hơn ½ chiều dài của răng.
- Cười hở lợi nặng: lúc này khi cười, khoảng cách từ chân răng tới viền môi bị lộ rõ, dài hơn một nửa chiều dài của răng (khoảng 8mm).
- Cười hở lợi nghiêm trọng: trường hợp này phần lợi lộ rõ, vượt quá chiều dài của răng. Thậm chí có trường hợp không nhìn thấy răng do lợi che đi gần hết.
Cười hở lợi nặng
Nguyên nhân của cười hở lợi?
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới cười hở lợi. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến:
Do bẩm sinh và di truyền
Các đặc điểm di truyền như hàm to, răng nhỏ hay môi trên mỏng là những nguyên nhân chủ yếu gây ra việc cười hở lợi.
Ngoài ra, những thay đổi bên trong cơ thể cũng có thể gây ra nụ cười hở lợi. Chẳng hạn như sự mất cân bằng nội tiết tố liên quan đến việc mang thai hay dậy thì. Hay rối loạn máu như bệnh bạch cầu cũng có thể gây ra tình trạng mở rộng nướu.
Không vệ sinh răng miệng đúng cách
Khi vệ sinh răng không đúng cách, các mảng bám có thể tích tụ trên răng. Nó có thể tìm đường tới nướu, sau đó gây viêm nướu và làm to nướu.
Niềng răng có liên quan gián tiếp đến tình trạng cười hở lợi do vệ sinh răng miệng kém. Những người niềng răng sử dụng mắc cài truyền thống thường thấy việc đánh răng và dùng chỉ nha khoa trở nên rắc rối hơn. Vì mắc cài sẽ gây cản trở việc đánh răng. Khi đó vi khuẩn sẽ tích tụ trong và xung quanh nướu. Từ đó, gây viêm nhiễm và khiến lợi bị lộ ra nhiều.
Răng bị thay đổi trong quá trình mọc
Trong quá trình hình thành, răng mọc lên và phá vỡ nướu. Tuy nhiên, đôi khi một số răng nhất định không mọc đúng cách, không nhô ra hoàn toàn. Nên vẫn bị nướu che một phần, gây ra việc cười hở lợi.
Tác dụng phụ của việc dùng thuốc
Tất cả các loại thuốc kê đơn đều có tác dụng phụ, và đối với một số loại thuốc nhất định có thể gây ra tình trạng sưng nướu. Ví dụ như thuốc ức chế miễn dịch hay thuốc chữa bệnh tim.
Những cách khắc phục cười hở lợi
Một trong những tin vui đó là cười hở lợi có thể được khắc phục bằng nhiều cách khác nhau. Một số cách có thể kể đến như:
- Điều trị chỉnh nha như niềng răng
- Phẫu thuật xương hàm
- Veneer nha khoa
- Cắt bỏ nướu
Liệu niềng răng có hết cười hở lợi hay không?
Nhiều người tin rằng niềng răng có thể giúp điều chỉnh và làm giảm phần lợi bị hở, nhưng điều đó chỉ đúng một phần.
Đối với trường hợp khớp cắn sâu không quá 50% chiều dài của răng thì có thể điều trị nhờ sự hỗ trợ của việc niềng răng. Tuy nhiên, trong trường hợp này thì việc niềng răng chỉ hỗ trợ làm dịch chuyển răng, kéo theo đó là có thể làm giảm một phần cười hở lợi.
Vì trên thực tế, niềng răng chủ yếu chỉ để giúp nắn chỉnh răng thẳng hàng, làm cho răng đều đẹp. Còn việc chữa cười hở lợi vẫn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Do đó, để có thể biết được tình trạng mình khi niềng răng có hết cười hở lợi hay không. Thì bạn nên thăm khám trực tiếp với bác sĩ để có những ý kiến và nhận định chuyên môn.
Niềng răng cho cười hở lợi
B.F.DENTISTRY là một trong những sự lựa chọn đáng được cân nhắc. Chúng tôi cói đội ngũ y bác sĩ có trình độ cao. Ngoài ra hệ thống cơ sở vật chất luôn được nâng cấp và cập nhật. Dưới đây là một số thông tin liên lạc của B.F.DENTISTRY:
Địa chỉ: Số 837 Huỳnh Tấn Phát, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP.HCM
155 Phạm Thái Bường, Phường Tân Phong, Quận 7, TP.HCM
L4-SH03 Vinhomes Central Park, Quận Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 02836362179
Website: https://nhakhoabf.com/