Tỷ lệ người trẻ mất răng ngày càng cao. Vậy nguyên nhân mất răng là gì? Sẽ là những lý do bạn không nghĩ đến. Cùng tìm hiểu nhé!
Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh
Người phương Tây có câu hỏi “You are what you eat”, tạm dịch “bạn ăn gì thì cơ thể bạn sẽ nói lên điều đó”. Nguyên nhân mất răng hàng đầu là do sâu răng. Thói quen ăn uống quyết định trực tiếp đến bệnh lý này. Thực phẩm nhiều đường làm nguy cơ sâu răng tăng cao. Vi khuẩn trong đường đọng lại trên kẽ răng nếu không được làm sạch sẽ sản sinh ra axit phá hủy men răng của bạn. Sâu răng không được điều trị kịp thời sẽ ăn sâu vào lớp men răng. Xuất hiện các vệt đen, nâu tối màu, phá hủy cấu trúc từ ngoài vào trong của răng. Gây đau nhức khi ăn uống, kích thích. Nghiêm trọng nhất là mất răng.
Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, phụ huynh nên giáo dục con em không nên thường xuyên tiêu thụ thực phẩm chữa nhiều đường. Đối với người trưởng thành, việc thay đổi chế độ ăn uống hợp lý cũng làm giảm nguy cơ sâu răng. Giảm đường, tăng cười các thực phẩm tốt khác như sữa, rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, uống nhiều nước… sẽ giúp răng chắc khỏe. Luôn trong trạng thái sạch sẽ. Đẩy lùi nguy cơ sâu răng và mất răng.
Vệ sinh răng miệng kém
Theo nghiên cứu của các nhà chuyên môn, một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến răng lung lay chính là bệnh viêm nha chu. Từ bệnh viêm nướu răng mà ra. Không chỉ ảnh hưởng nướu mà toàn bộ dây chằng, xương nâng đỡ xung quanh cũng bị ảnh hưởng. Làm mất đi cấu trúc nâng đỡ của răng. Dần dà dẫn đến lung lay và mất răng.
Trong khoang miệng có nhiều loại vi khuẩn. Cả tốt và không tốt. Bệnh nha chu xuất phát từ vi khuẩn có trong mảng bám thực phẩm đọng lại. Không thể làm sạch được. Ngày qua ngày tạo thành cao răng tạo áp lực lên răng và nướu. Việc chải răng hoặc chải răng sai cách không thể làm sạch toàn bộ cao răng mảng bám. Bên cạnh đó phải sử dụng thêm các công cụ hỗ trợ như chỉ nha khoa, máy tăm nước,… và định kỳ cạo vôi răng mỗi 6 tháng/ lần để làm sạch mảng bám trên răng, nướu, lưỡi…
Bệnh nha chu có triệu chứng khá rõ ràng: nướu sưng đỏ, chảy máu khi đánh răng, tụt nướu, khó khăn ăn nhai do đau, răng lung lay khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Nếu không điều trị kịp thời, dẫn đến mất răng là điều không thể tránh. Vì vậy nên có thói quen dự phòng sức khỏe răng miệng bằng cách thăm khám định kỳ với bác sĩ chuyên môn.
Bệnh lý răng miệng
Điểm danh 1 lượt các bệnh lý là nguyên nhân mất răng hàng đầu:
Bệnh sâu răng
Trường hợp sâu răng nhẹ, bác sĩ sẽ bảo tồn và phục hình răng bằng cách trám, bọc sứ để bảo về răng gốc. Nhưng với những trường hợp nặng, răng sâu chỉ còn cùi. Hoặc tình trạng sâu răng lây lan ảnh hưởng đến các răng còn lại. Buộc bác sĩ phải nhổ chiếc răng đó đi để bảo vệ sức khỏe răng miệng về lâu dài.
Bệnh viêm nha chu
Viêm nha chu từ nặng đến nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến tủy, chóp răng, và cả xương ổ răng. Khi đó nướu bị tụt thấp, không còn đủ sức để giữ chân răng, khiến răng lung lay. Và là 1 trong những nguyên nhân mất răng hàng đầu.
Răng khôn mọc lệch, ngầm
Răng khôn đâm vào răng kề cận làm lung lay hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc, gây viêm nướu. Nhiều người thú nhận răng họ thật sự đau khổ vì những cơn đau nhức do răng khôn mang lại. Việc chỉ định nhổ răng khôn sẽ do bác sĩ quyết định. Tất nhiên là sau khi thăm khám, chụp phim X Quang.
Thay răng sữa
Trẻ em sẽ thay răng sữa ở giai đoạn 5 – 6 tuổi. Răng sữa rụng đi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn.
Tai nạn
Nguyên nhân mất răng hàng đầu lại đến từ tai nạn. Chấn thương từ ngoại lực, tại nạn xe hơi, xe máy, xe đạp, hoặc té ngã/ va đạp khi chơi thể thao, thậm chí là đánh nhau… khá phổ biến. Phần lớn răng sẽ bị sứt mẻ, hư hại ít phần. Nhưng một số tai nạn lớn sẽ dẫn đến mất răng. Chính vì vậy, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh để đề cao an toàn cho bản thân.
Quý khách cũng đừng nên lo lắng, bởi tại nha khoa, luôn có những biện pháp điều trị. Phương pháp phục hình răng mất như: làm cầu răng sứ, trồng răng implant… để phục hình răng lại vị trí, chức năng như ban đầu.
Những thói quen xấu và có hại cho sức khỏe răng miệng
Đôi khi những thói quen hằng ngày dù là nhỏ thôi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngày qua ngày với cường độ cao có thể dẫn đến mất răng.
Nghiến răng
Tật nghiến răng đôi khi không thể kiểm soát. Chúng ta có thể nghiến răng bị động khi stress, khi ngủ. Điều này làm mòn răng, gây áp lực xuống chân răng. Làm lung lay và trường hợp nặng có thể mất răng.
Hãy trò chuyện với bác sĩ nha khoa để cùng tìm ra giải pháp. Hiện nay đã có giải pháp sử dụng hàm chống nghiến để mang khi ngủ. Máng cao su mềm, nhẹ sẽ có tác dụng bảo vệ răng của bản dưới tác động của lực nghiến răng.
Hút thuốc
Tạp chí Nghiên cứu Nha khoa đã công bố nghiên cứu tỉ lệ người hút thuốc lá có nguy cơ mất răng cao gấp 2.5 lần so với người không hút. Khỏi thuốc và lượng nicotine trong thuốc là là nguyên nhân gây ra bệnh nha chu. Ngoài ra còn kéo theo việc chảy máu lợi, là triệu chứng của bệnh viêm nướu. Vì vậy có thể thấy người hút thuốc lá sẽ có lớp cao răng đóng dầy hơn người bình thường. Việc định kỳ cạo vôi răng mỗi 3 hoặc 6 tháng/ lần đối với người hút thuốc lá thường xuyên, sẽ giảm được nguy cơ mất răng và chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn
Bệnh lý răng miệng toàn thân sẽ có liên hệ mật thiết với sức khỏe răng miệng. Và tác động gián tiếp đến việc mất răng. Điển hình đối với bệnh tiểu đường, tuýp 2 hoặc 3 sẽ thường xuyên xuất hiện tình trạng sâu răng, viêm nướu… Một số nghiên cứu cho thấy lượng đường trong máu cao cũng ảnh hưởng đến răng và nướu, răng bị mòn nhiều hơn.
Trong cơ thể chúng ta, sức khỏe nói chung và sức khỏe răng miệng đều có mối liên hệ với nhau, và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn đều tác động đáng kể đến khả năng mất răng. Một ví dụ điển hình về điều này là những người sống chung với bệnh tiểu đường loại 2 cũng thường phải vật lộn với bệnh nướu răng, sâu răng và các vấn đề sức khỏe răng miệng khác.Và đến một giai đoạn nào đó, mất răng là hệ quả không tránh khỏi. Điều này minh chứng rằng không phải tất cả nguyên nhân mất răng đều bắt đầu từ bệnh lý răng miệng hoặc thói quen chăm sóc răng miệng.
Xin cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết “Nguyên nhân mất răng khi còn trẻ là gì?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.