Mòn men răng có nguy hiểm không? - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ / Mòn men răng có nguy hiểm không?
Mòn men răng có nguy hiểm không?
30/06/2023 / Admin / Khuyến mãi

Mòn men răng có nguy hiểm không?

Mòn men răng kéo theo nhiều hệ lụy ê buốt, ăn uống khó khăn. Tuy nhiên cách nhận biết và thật sự thì mòn men răng có nguy hiểm không? Cùng tìm hiểu thực hư nhé!

Mòn men răng có nguy hiểm không?

Ở mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có từng dấu hiệu khác nhau. Bạn có thể tự nhận biết mình đang trong tình trạng mòn men răng thông qua một số triệu chứng:

  • Xuất hiện vệt ố vàng trên răng. Điều này do men răng bị bào mòn và để lộ lớp ngà răng bên trong
  • Cảm giác ê buốt khi ăn đồ quá nóng, lạnh, hoặc có sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng. Việc răng ê buốt sẽ diễn ra âm ỉ, không kể ngày đêm. Khiến nhiều người ăn không ngon, ngủ không yên.
  • Bề mặt răng bị mòn nên không còn sáng bóng, nhẵn. Mất lớp bảo vệ nên dễ mẻ, vỡ, nứt…
  • Nguy cơ cao mắc các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu…
  • Trường hợp nặng, răng bạn sẽ nhạy cảm đến nỗi sẽ ê ẩm khi ăn đồ chua, cay, nóng, hoặc ngọt
  • Một số vết lõm trên răng xuất hiện ở bề mặt vị trí cắn, nhai

mòn men răng có nguy hiểm không

Nguyên nhân mòn men răng và cách nhận biết

Nguyên nhân gây mòn men răng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng mòn men răng. Tuy nhiên có thể chia thành 2 nhóm chính: nguyên nhân bên trong và bên ngoài.

Yếu tố bên trong cơ thể

  • Bẩm sinh. Ngay từ khi sinh ra, hoặc do sinh non, cơ thể thiếu dưỡng chất, canxi
  • Tuyến nước bọt hoạt động không ổn định, hoặc bị suy yếu. Làm khô khoang miệng. Nên không trung hòa được acid tồn đọng trên men răng. Tình trạng này kéo dài sẽ gây mòn lớp men bên ngoài
  • Một số người mắc các bệnh đường tiêu hóa như trào ngược dạ dày. Khiến acid bị đẩy lên khoang miệng. Nếu không vệ sinh kịp thời hoặc sạch thì sẽ làm mòn men răng
  • Các bệnh lý răng miệng cũng là nguyên nhân gây mòn men răng. Vi khuẩn sâu răng có thể tấn công vào men răng

Thói quen sinh hoạt

  • Chế độ ăn uống không hợp lý: tiêu thụ nhiều tinh bột, đường, hoặc đồ ăn quá nhiều acid
  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Sẽ làm mảng bám còn sót lại tích tụ. Tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi
  • Một số thói quen xấu: nghiến răng, cắn móng tay, dùng răng khui nắp chai/ cắn mở bao bì cũng làm tổn thương men răng
  • Có thời gian dài sử dụng các chất gây bào mòn men răng có trong: Aspirin, Histamin, thuốc Flour,… Hoặc phụ nữ trong giai đoạn mang thai và cho con bú dùng kháng sinh sẽ khiến men răng dễ bị xỉn màu, nhiễm màu kháng sinh
  • Chưa có thói quen định kỳ mỗi 6 tháng đến nha khoa để cạo vôi răng, hoặc chăm sóc răng miệng khỏe đẹp
  • Điều trị sức khỏe răng miệng ở các cơ sở kém chất lượng, kỹ thuật thiếu sót gây ảnh hưởng đến răng thật
  • Điều trị nha khoa ở cơ sở kém chất lượng, kỹ thuật thực hiện nhiều thiếu sót cũng ảnh hưởng đến lớp men ngoài cùng.

Cách nhận biết mòn men răng

  • Khi lớp men răng bị mất, nếu để ý thì bạn có thể phát hiện các triệu chứng như:
  • Lớp bảo vệ của răng bị bào mòn khiến ngà răng lộ ra ngoài, do đó bạn có thể nhìn thấy rõ các vệt ố vàng, mất thẩm mỹ trên răng.
  • Khi uống nước lạnh hoặc ăn phải đồ quá nóng, quá chua bạn sẽ có cảm giác bị ê buốt, đau nhức răng âm ỉ. Tình trạng này kéo dài sẽ làm mất tính ngon miệng, đồng thời dẫn đến mất ngủ nếu cơn đau bất chợt xuất hiện vào lúc đêm khuya.
  • Bề mặt răng không còn sáng bóng, trơn nhẵn như lúc trước, bây giờ răng dễ bị mẻ, vỡ,…
  • Men răng bị bào mòn khiến bạn dễ mắc các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm nha chu, viêm tủy răng,…

Các biện pháp ngăn ngừa và phục hồi men răng

Bổ sung khoáng chất cho răng

  • Những thực phẩm tốt cho cơ thể cũng là những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng. Bổ sung khoáng chất là cách phục hồi men răng chắc khỏe.
  • Hãy bổ sung thực phẩm giàu Vitamin D, canxi
  • Hãy bổ sung các sản phẩm chế xuất từ sữa như phô mai, sữa tươi, yogurt…
  • Hạn chế thực phẩm nhiều đường như kẹo ngọt. Hạn chế cả những loại trái cây chứa nhiều acid như: cam, chanh, dứa…

Vệ sinh răng miệng đúng cách

  • Đánh răng quá nhiều lần trong ngày, đánh răng liền ngay sau khi ăn, hoặc đánh răng quá mạnh làm tổn thương men răng
  • Hãy đánh răng 2 lần/ ngày. Sau khi ăn tối thiểu 30 phút. Đánh răng nhẹ nhàng từ trên xuống dưới, trái sang phải theo chiều vòng tròn. Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa Fluoride để giúp răng chắc khỏe, ngăn ngừa sâu răng. Bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi dùng về liều lượng và cách dùng Fluoride, tránh lạm dụng sẽ gây ra tình trạng đốm trắng trên răng

Kiểm tra và làm sạch răng định kỳ

  • Điều này vô tình quan trọng. Và chúng ta vô tình bỏ lỡ. Bởi các chuyên gia Răng Hàm Mặt trên thế giới khuyên bạn nên kiểm tra răng và làm vệ sinh bằng cách lấy vôi định kỳ mỗi 6 tháng/ lần.
  • Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ tổn thương nào về men răng, bác sĩ lập tức có biện pháp điều trị kịp thời như: trám răng, bọc mão sứ cho răng sâu/ bể/ mẻ/ răng mòn men mất lớp bảo vệ bên ngoài…

Xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết “Mòn men răng có nguy hiểm không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.

nha khoa bf

 

 

Chia sẻ: