Nhổ răng khôn xong sẽ để lại 1 lỗ hỏng chân răng. Vậy lỗ hỏng sau khi nhổ răng khi nào lành? Cần chú ý điều gì khi chăm sóc? Hãy tham khảo bài viết sau đây nhé!
Vì sao để lại lỗ sau khi nhổ răng khôn?
Chân răng nằm trong nướu. Khi bác sĩ tạo khoảng hở để lấy chân răng ra. Sẽ để lại 1 khoảng trống đó chính là vị trí chân răng cũ đã nhổ bỏ.
Thông thường với những trường hợp răng mọc thẳng, nhổ đơn giản, cho vết thương nhỏ, không chảy máu nhiều, bác sĩ sẽ không khâu vết thương, mà để lành tự nhiên. Điều này khiến cơ thể thúc đẩy vết thương lành nhanh hơn. Tuy nhiên, điểm yếu là dễ sót thức ăn, khó làm vệ sinh. Nếu không làm sạch kỹ sẽ dễ bị nhiễm khuẩn.
Sở dĩ là do chân răng nằm trong nướu sau khi nhổ răng khôn để lại lỗ hổng. khi răng khôn được lấy ra bởi bác sĩ điều trị sẽ tạo khoảng hở. Thông thường, để tránh chảy máu nhiều và giúp vết thương mau lành hơn vết thương này sẽ được khâu lại. Trong một số trường hợp bác sĩ không khâu cẩn thận khâu vết thương hay không khâu vết thương sẽ khiến dắt thức ăn ở vị trí vết thương hở dẫn tới viêm nhiễm và gây đau nhức.
Lỗ hỏng sau khi nhổ răng sẽ mất khoảng 1 – 2 tuần để lành thương. Và cần thời gian từ 1 – 3 tháng để hình thành lại mô nướu, lấp đầy khoảng trống lại như bình thường. Mỗi người sẽ có sức khỏe khác nhau, mức độ lành thương cũng diễn ra nhanh chậm tùy vào thể trạng và cơ thể từng người. Nếu đợi quá lâu mà nướu vẫn chưa có dấu hiệu làm đầy thì hãy gặp bác sĩ để kiểm tra có biến chứng hay điều trị bất thường không.
Mất bao lâu để lỗ hổng sau khi nhổ răng khôn lành?
Đừng quá bất ngờ vì lỗ hỏng sau khi nhổ răng nhìn vào to như thế. Kích thước của nó sẽ bằng với size chân răng được lấy ra. Với những bạn nhổ răng khôn, cần tách lợi nhiều hơn, lỗ trống sẽ to hơn bình thường.
- Chỉ mất 30 phút – 1 tiếng để vết thương cầm máu
- 24 giờ sau nhổ răng thì dịch màu hồng lẫn trong nước bọt vẫn có thể rỉ ra. Nhưng điều này không đáng ngại.
- 2 – 5 ngày sau nhổ răng sẽ có hiện tượng sưng nề
- 5 – 7 ngày sau nhổ sẽ lành thương, cho đến 2 tuần thi không còn cảm giác khó chịu hay đau nhức nữa
- Sau đó từ 1 – tháng là lúc để lỗ hỏng sau khi nhổ răng được lấp đầy hoàn toàn
- Các khoảng thời gian có thể xê xích tùy thuộc vào yếu tố: tỉ lệ lật vạt nướu ban đầu, kỹ thuật nhổ răng của bác sĩ, cơ địa của người bệnh, độ khó của vết thương nhổ răng, chế độ chăm sóc/ ăn uống sau khi nhổ răng…
Sau khi nhổ răng khôn làm sao để lỗ nhanh đầy lại?
Vệ sinh hợp lý
- 3 ngày đầu nên tránh chải răng vào khu vực nhổ răng. Tránh làm bật cục máu đông gây chảy máu kéo dài
- Sau đó bạn có thể chải răng nhẹ nhàng sau mỗi bữa ăn
- Bên cạnh việc chải răng, hãy vệ sinh cả lưỡi
- Dùng chỉ nha khoa lấy thức ăn ra khỏi kẽ răng
- Súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch thức ăn mắc vào lỗ hỏng nhổ răng, và giữ hơi thở thơm tho
Chế độ dinh dưỡng
Việc ăn uống khoa học sẽ giúp cân bằng các chất và thúc đẩy quá trình lành thương. Hãy thực hiện chế độ ăn uống sau đây:
- 1 tuần đầu sau nhổ răng khôn: ưu tiên thực phẩm mềm, dai, dễ nuốt. Tránh các món cứng, giòn, nhiều mảnh nhỏ vì có thể mắc vào lỗ hỏng nhổ răng
- Không dùng các món chua, cay, nóng vì dễ bị kích thích vị trí nhổ răng
- Hạn chế nhai vào bên răng mới nhổ
Thời gian lỗ hổng sau khi nhổ răng lành lại phụ thuộc vào yếu tố nào?
Mức đô xâm lấn
Bác sĩ cần phải thực hiện lật vạt nướu, sau đó mới xâm lấn vào bên trong để lấy chân ra ra khỏi huyệt ổ răng. Với những trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang, cho vết thương lớn, cần chờ tận 4, 5 tháng thì lỗ hỏng sau nhổ răng mới được lấp đầy
Cơ địa bệnh nhân
Mỗi bệnh nhân với cơ địa, tuổi tác khác nhau cũng sẽ có thời gian lành thương khác nhau. Cần phải có đủ sức khỏe để xương kịp thời sản sinh và phù vào huyệt ổ răng. Những người có cơ địa, sinh hoạt, thói quen không tốt thường mất nhiều thời gian để lấp đầy lỗ trống hơn người bình thường.
Tuy nhiên, bạn cần chủ động gặp bác sĩ sớm nếu thuộc các tình trạng sau đây:
Chảy máu kéo dài sau khi nhổ răng
Sau 2 tuần nhổ răng, có dấu hiệu viêm nhiễm (sưng, đỏ, đau) và hỏi thở có mùi nguyên nhân phát ra từ lỗ hỏng nhổ răng
Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết “Lỗ hỏng sau nhổ răng khi nào lành?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.