Nhịn hay không nhịn là thắc mắc mọi người thường đưa ra cho câu hỏi nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không? Tùy vào trường hợp và phương pháp mà sẽ có chỉ định khác nhau. Hãy xem nhanh qua bài viết “Hỏi đáp: Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không?” để có câu trả lời.
Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không?
Ăn nhẹ nếu gây tê cục bộ khoang miệng
Gây tê cục bộ được thực hiện bằng cách bôi tê, tiêm tê vào vùng cần nhổ. Tất nhiên cơ thể vẫn tỉnh táo. Biết mọi việc đang diễn ra. Cảm nhận được hành động, từng bước mà bác sĩ thực hiện. Đối với phương pháp gây tê cục bộ khoang miệng, chúng ta không cần phải nhịn ăn sáng. Tuy nhiên, cũng không nên ăn quá no. Tốt nhất chỉ nên ăn vừa đủ, sao cho cảm thấy thoải mái, yên tâm nhất.
Gây tê tĩnh mạch khi nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không?
Gây tê tĩnh mạch hay còn gọi là gây tê toàn thân. Phương pháp này được chỉ định khi bác sĩ nhổ nhiều răng khôn cùng một lúc. Hoặc đối với bệnh nhân có tâm lý chưa thoải mái, sợ đau. Với trường hợp này, bạn sẽ hoàn toàn không cảm nhận được mọi việc xung quanh, gần như là đang ngủ. Khi thuốc tê hết tác dụng, và tỉnh dậy, Bác sĩ đã hoàn thiện các bước và “xử lý” xong răng khôn.
Bác sĩ sẽ có trách nhiệm dặn dò bạn cần chuẩn bị những gì trước khi tiến hành nhổ răng khôn cần gây tê toàn thân. Đặc biệt, với cách này, bạn không nên ăn sáng, và uống nước hạn chế, chỉ khi nào khát sẽ nhấm nháp vài ngụm nhỏ. Bởi khi trong trạng thái gây tê toàn thân, dạ dày ngừng hoạt động, dễ xảy ra tình trạng trào ngược thức ăn. Và trong trạng thái “mê”, chúng ta sẽ khó kiểm soát được và dễ rít thức ăn trở lại vào phổi. Dễ gây ngạt thở, nguy hiểm.
Tại sao phải nhịn ăn sáng khi nhổ răng khôn?
Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không đã được giải đáp. Vậy tại sao phải nhịn? Như bạn đã biết tùy vào phương pháp gây tê mà cần đáp ứng ăn hoặc không ăn trước khi thực hiện tiểu phẫu răng khôn. Để đảm bảo diễn ra suôn sẻ, an toàn nhất. Nhịn ăn giúp hạn chế và làm giảm lượng nước hấp thụ vào cơ thể. Từ đó giảm thiểu được những biến chứng, rủi ro do thuốc tê mang lại.
Xuyên suốt quá trình nhổ răng khôn, bạn sẽ được yêu cầu ngằm ngửa. Nên một số cơ quan cũng bị ảnh hưởng. Dễ dàng gặp tình trạng tràn dịch, thức ăn trong dạ dành sặc, hoặc tràn vào phổi.
Khi thực hiện tiểu phẫu nhổ răng khôn bạn sẽ được nằm ngửa nên khi tiêm thuốc tê một số cơ quan cũng bị ảnh hưởng, nó sẽ rất dễ dàng gặp phải tình trạng dịch, thức ăn trong dạ dày tràn vào phổi. Từ đó sẽ bị hô hấp gián đoạn, giảm huyết áp, tim đạp loạn nhịp. Lúc này cần phải cấp cứu kịp thời. Mặc dù tình trạng này rất hiếm khi xảy ra nhưng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bạn nên thực hiện theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Chỉ không ăn 1 bữa sáng nếu được yêu cầu cũng sẽ không quá ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những lưu ý trước và sau khi nhổ răng
Những lưu ý trước khi nhổ răng
Trước ngày nhổ răng, để đảm bảo sức khỏe của mình, bạn nên nghỉ ngơi, ngủ sớm, tránh các chất kích thích như: bia, rượu, thuốc lá… vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước khi nhổ để tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần cho bác sĩ biết tình hình hiện tại của mình:
- Phụ nữ đang mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc cho con bú
- Phụ nữ đang trong thời kỳ hành kinh
- Bạn nên cho bác sĩ biết nếu như mắc các bệnh lý mãn tính như: tim mạch, tiểu đường, huyết áp…
- Sẽ là vấn đề nếu bạn đang bị cảm, mệt mỏi, stress hoặc các vấn đề liên quan về thần kinh
- Bạn có đang dùng thuốc mãn tính, dị ứng nào hay không
- Nhổ răng khôn có thể diễn ra vào bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên thời điểm hợp lý nhất là vào buổi sáng hoặc xế chiều. Vì bác sĩ có thể theo dõi, can thiệp kịp thời nếu có bất kỳ phản ứng không mong muốn nào. Mọi cảm giác bất thường dù là nhỏ nhất như căng thẳng, chóng mặt, khó thở, xúc động… đều hãy báo cho bác sĩ biết.
Những điều cần biết sau khi nhổ răng
Để vết thương nhổ răng khôn mau lành, giảm đau, chống sưng/ viêm. Hãy thực hiện những việc sau đây:
Hạn chế chảy máu
- Cắn chặt bông gòn trong vòng 1 tiếng để cầm máu
- Nếu máu tiếp tục chảy hãy tiếp tục cắn chặt bông gòn cho đến khi nào cầm máu hẳn
- Tuyệt đối không khạc nhổ, dùng tay/ lưỡi cho vào vị trí nhổ răng
- Nhiều người thường nghĩ nên súc miệng bằng nước muối sau khi nhổ răng. Tuy nhiên điều này làm bật cục máu đông tại vết thương. Sẽ gây chảy máu kéo dài. Tốt nhất chỉ nên làm vệ sinh khoang miệng bằng cách súc miệng bằng nước ấm nhẹ nhàng, không làm ảnh hưởng vết thương.
Giảm đau
- Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau
- Hãy sử dụng theo đúng liều chỉ định chuyên môn của bác sĩ
Giảm sưng
- Sưng là trường hợp không thể tránh khỏi. Hãy sử dụng túi chườm để giảm đau từ bên ngoài môi, má
- Với những ngày sau, bạn có thể chườm khăn nóng, trứng luộc để làm tan máu bầm, giảm sưng
Ăn uống
- Tránh ăn, cắn mạnh vào vị trí vết thương nhổ răng khôn
- Ưu tiên thực phẩm mềm, lỏng, loãng để dễ nhai, dễ nuốt
- Bổ sung các loại vitamin, khoảng chất, các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa chua, sữa tươi không đường, yaourt để bổ sung vitamin D giúp xương chắc khỏe
- Không dùng các món quá cay, nóng/ lạnh
- Không uống các loại nước có gas, rượu bia
- Hạn chế hết mức có thể hoặc không hút thuốc lá những ngày đầu sau nhổ răng khôn
Nghỉ ngơi
- 24 giờ sau nhổ răng khôn, nên tránh hoạt động mạnh, không chơi thể thao, bưng bê vật nặng
- 1 tuần sau nhổ răng khôn, bạn có thể đã đi bộ nhẹ nhàng, tuy nhiên cần tránh các môn thể thao cần phải hoạt động quá mạnh
Sau đây là toàn bộ kiến thức bài viết “Hỏi đáp: Nhổ răng khôn có cần nhịn ăn sáng không?”. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.