Chi phí niềng răng không mắc cài bao nhiêu là mối quan tâm của nhiều khách hàng khi có nhu cầu sử dụng phương pháp này để khắc phục các khuyết điểm của hàm răng như: răng hô, móm, thưa, mọc khấp khểnh,… Hãy cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!
Niềng răng không mắc cài là gì?
Niềng răng không mắc cài hay còn được gọi là niềng răng trong suốt, niềng răng vô hình hay miếng răng tháo lắp. Ở phương pháp này thay vì phải gắn mắc cài cố định trên răng bạn sẽ chỉ cần đeo máng niềng nhựa được thiết kế riêng theo dấu răng của mình.
Khay niềng có đặc điểm là ôm sát vào răng và dần kéo răng về đúng vị trí mà không cần dây cung hay mắc cài hỗ trợ. Nhờ đó cũng giảm thiểu được những đau đớn, khó chịu mà dây cung hay mắc cài mang lại.
Hình ảnh niềng răng không mắc cài
Có mấy loại niềng răng không mắc cài?
Hiện nay, có rất nhiều loại niềng răng không mắc cài với hơn 27 thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, bài viết này chỉ đề cập đến 3 loại niềng răng trong suốt tốt nhất được nhiều người lựa chọn và tin tưởng
- Niềng răng trong suốt See through Aligner
- Niềng răng 3D Clear Aligner
- Niềng răng Invisalign
Hình ảnh niềng răng Invisalign
Thời gian niềng răng
Thông thường, thời gian niềng răng tối thiểu được chia làm 4 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn I (2-6 tháng): sắp xếp vị trí các răng trên cung hàm về vị trí chuẩn;
- Giai đoạn II (3-6 tháng): điều chỉnh trục các răng;
- Giai đoạn III (6-9 tháng): điều chỉnh khớp cắn, chuyển dịch các răng về vị trí cân bằng;
- Giai đoạn IV (3-6 tháng): Duy trì răng ổn định, giữ khớp cắn ở vị trí chuẩn và cố định.
Như vậy, để có thể niềng răng trong thời gian tối thiểu là 14 tháng, người bệnh cần phải đáp ứng đồng thời những điều kiện cơ bản sau:
- Độ tuổi (khoảng 12-15 tuổi);
- Tỉ lệ sai lệch khớp cắn thấp, răng lệch lạc ít;
- Tình trạng hô, móm, răng thưa không nghiêm trọng;
- Không phải nhổ răng
Chi phí niềng răng không mắc cài là bao nhiêu?
Chi phí niềng răng không mắc cài sẽ tùy thuộc vào một số yếu tố chính sau: tình trạng răng chen chúc, khấp khểnh, sai lệch khớp cắn, răng hô, móm nhiều hay ít nên sẽ dao động từ 40 – 120 triệu đồng trên toàn bộ 2 hàm.
Trong trường hợp những ca đơn giản chỉ 1 vài răng thì chi phí niềng răng từ 5-25 triệu.
Ngoài ra thì mỗi cơ sở nha khoa sẽ có đội ngũ bác sĩ, trang thiết bị cũng như công nghệ niềng răng khác nhau. Do đó, chi phí cũng sẽ có sự chênh lệch nhất định.
Hình ảnh sau khi niềng
Để biết chính xác tình trạng và chi phí niềng răng giá bao nhiêu, khách hàng nên đến trực tiếp địa chỉ niềng răng uy tín để thăm khám và kiểm tra răng miệng cụ thể. Tùy vào mức độ sai lệch của răng cũng như yêu cầu điều trị, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp, thời gian và báo chi phí chuẩn xác cho bạn.