Vì một lý do nào đó mà không thể dùng răng sứ này nữa. Lúc đó bọc răng sứ có tháo ra được không? Nha khoa B.F.Dentistry đưa bạn câu trả lời ngay hôm nay!
Bọc răng sứ có tháo ra được không?
Trước khi tìm hiểu bọc răng sứ có tháo ra được không cần biết được bọc răng sứ là gì. Bọc sứ là phương pháp phục hình nha khoa hiện đại. Phù hợp với răng sâu, vỡ, mẻ, lệch lạc, khấp khểnh… để tăng tính thẩm mỹ với 1 mão sứ bên ngoài. Phương thức thực hiện là bác sĩ sẽ mài đi 1 ít bên ngoài răng của những răng cần phục hình. Sau đó chụp mão sứ bên trên, cố định theo thời gian. Mão sứ này được tạo hình theo form răng, màu sắc tương đồng với răng thật và vô cùng phù hợp với mỗi khách hàng. Và tất nhiên, vẫn đảm bảo tốt chức năng ăn nhai lâu dài.
Tuy nhiên, do tác động thời gian, ăn nhai hoặc 1 vài nguyên nhân nào đó mà răng sứ bị lung lay, bong tróc, đau nhức… B.F.Dentistry hiểu răng bạn rất lo lắng và tự đặt câu hỏi: “Bọc răng sứ có tháo ra được không?”. Câu trả lời là có. Nhưng cần sự thăm khám và chỉ định từ bác sĩ chuyên môn
Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân khiến cho răng sứ gặp vấn đề như bị lung lay, dễ bong bật hoặc xảy ra viêm nhiễm, đau nhức… Khi đó, bệnh nhân sẽ rất lo lắng và đặt ra câu hỏi liệu bọc răng sứ có tháo ra được không.
Thực tế, răng sứ vẫn có thể tháo ra được và tất nhiên cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên môn. Mọi quá trình đều phải thực hiện tại nha khoa đảm bảo phòng chống nhiễm khuẩn. Và đầy đủ máy móc hỗ trợ chuyên dụng. Làm đúng trình tự, chuyên môn mới hạn chế tối đa sai sót, không làm tổn thương mô răng kề cận.
Tháo răng sứ làm lại trong những trường hợp nào?
Làm răng sứ không phải đơn giản. Chi phí làm răng sứ không phải thấp. Vậy nên tình trạng thật sự nghiêm trọng mới buộc phải gỡ mão sứ ra. Có thể kể đến các trường hợp:
Răng sứ bị nứt, vỡ nặng
Răng sứ kém chất lượng. Hoặc sử dụng răng sứ không đúng theo chỉ định của bác sĩ. Dùng răng cắn xé thực phẩm quá dai, cứng dễ dẫn đến tình trạng bể, mẻ, vỡ sứ. Lúc này, không thể giữ lại được răng.
Răng đau nhức kéo dài
Khả năng cao có thể do khi mài răng, đã ảnh hưởng đến cấu trúc răng.Hoặc phạm vào tủy gây ra viêm tủy, đau nhức kéo dài. Lúc này buộc phải tháo mão sứ để điều trị tủy bên trong.
Răng mắc bệnh lý
Răng sứ hở đường kết thúc do chế tác sai kích thước, mão răng không sát với cùi răng bên trong làm hở nướu. Vi khuẩn dễ xâm nhập và làm tổn thương đến răng thật bên trong. Điều này dẫn đến bệnh lý sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, hơi thở có mùi. Muốn khắc phục, cần làm lại mão sứ mới.
Cách tháo và bọc lại răng sứ như thế nào?
Vậy bạn đã biết được bọc răng sứ có tháo ra được không? Và sau đây là quy trình tháo và bọc sứ lần 2 được thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Làm vệ sinh khoảng sinh học
- Bước 2: Cắt nhỏ mão sứ, tách thành nhiều phần, hạn chế tác động đến cùi răng bên trong. Nhiều trường hợp cần mài xung quanh mão sứ theo chiều dọc đến khi lộ lớp sườn bên trong. Sau đó sẽ tháo nhẹ nhàng
Tháo răng sứ có đau không?
Tùy vào sức chịu đựng của mỗi người mà sẽ có 1 ngưỡng chịu đau nhất định. Tháo răng sứ yêu cầu tác động 1 lực hơi mạnh vào mão sứ cứng chắc. Vì vậy khách hàng sẽ cảm thấy hơi khó chịu một chút. Nhưng yên tâm, vì trước khi thực hiện, bác sĩ cũng đã gây tê quanh khu vực điều trị. Bên cạnh đó, việc tin chọn 1 nha khoa uy tín. Với đầy đủ trang thiết bị hiện đại, và bác sĩ tay nghề cao sẽ mang lại cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời hơn. Ngoài ra, quá trình thực hiện cũng an toàn, tiết kiệm thời gian cho người điều trị và khách hàng.
Tháo răng sứ có bọc lại lần 2 được không?
Răng sứ cứng chắc được chụp lên mão răng thật. Khi tác động ngoại lực để lấy ra, bác sĩ phải dùng nhiều cách, thậm chí là cắt gỡ mão sứ thành nhiều phần nhỏ để tránh ảnh hưởng đến cùi răng thật bên trong. Vì vậy mão sứ không còn nguyên vẹn mà có thể bọc lại như ban đầu. Vì vậy phải lấy dấu mão sứ mới và phục hình lại.
Tháo và bọc răng sứ lần 2 giá bao nhiêu tiền?
Chi phí bọc răng sứ lần 2 sẽ được phụ thuộc vào số lượng, chất lượng răng sứ. Ngoài ra sau khi tháo mão sứ, bác sĩ sẽ kiểm tra chất lượng cùi răng để chắc chắn là răng bạn đang trong tình trạng bình thường. Nếu cần điều trị tủy, hoặc các vấn đề liên quan đến nướu, thì sẽ đội lên một ít chi phí điều trị tổng quát. Ngoài ra, một số trường hợp cùi răng thật không thể cứu vãn được nữa, sẽ phải nhổ bỏ. Phục hình răng mới bằng các biện pháp trồng răng.
Có 2 dòng sứ phổ biến đó chính là răng sứ kim loại và răng sứ toàn sứ:
Răng sứ kim loại bao gồm: răng Titan, răng kim loại Mỹ… có chi phí từ 1.000.000đ – 2.500.000đ
Răng sứ toàn sứ gồm nhiều loại với tên thương mại như Zirconia, Cercon, Lava Plus… có chi phí dao động từ 3.500.000đ – 8.000.000đ
Một số lưu ý khi tháo răng sứ
Tháo răng sứ khá đơn giản, không mất quá nhiều thời gian. Và cũng không ảnh hưởng sức khỏe răng miệng nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề chắc chắn. Tuy nhiên, bạn chúng ta cũng nên nắm những lưu ý sau đây để đảm bảo mọi chức năng vẫn diễn ra ổn định:
Khách hàng nên chọn nha khoa uy tín, với bác sĩ giàu kinh nghiệm để có được trải nghiệm tháo răng sứ nhẹ nhàng, thoải mái
Tuân thủ chế độ chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ: đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày hoặc sau mỗi bữa ăn; dùng nước súc miệng để đánh bay mảng bám; dùng chỉ nha khoa thay vì dùng tăm tre sẽ tránh ảnh hưởng đến răng.
Áp dụng thực đơn ăn uống khoa học: không ăn đồ quá cứng, nóng/ lạnh, tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột trong khoang miệng
Hạn chế hoặc không dùng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cafe…
Quý độc giả đã theo dõi bài viết “Bọc răng sứ có tháo ra được không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.