Vì một lý do nào đó mà bạn cần phải mài răng cửa cho đều. Có nên thực hiện và mài răng có đau không? Cùng tìm hiểu nhé!
Cấu tạo của răng vĩnh viễn
Răng vĩnh viễn bao gồm 3 phần: men răng, ngà răng và tủy răng
Trong đó, men răng cứng chắc là lớp ngoài cùng. Do hoạt động ăn nhai, tác động ngoại lực. Men răng sẽ ăn mòn theo thời gian. Tuy nhiên, men răng không có khả năng tự tái tạo nên nếu bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến ngà răng. Ngà răng là lớp bên trong, bao bọc tủy răng. Ngà chiếm phần lớn thể tích răng. Giúp răng cảm nhận được độ nóng/ lạnh. Bên trong của răng chính là tủy răng. Tủy chứa nhiều mạch máu, gắn liền với dây thần kinh. Giúp duy trì sự sống, cảm giác của răng.
Có nên mài răng cho đều không?
Mài răng là sử dụng dụng cụ nha khoa để mài đi 1 phần nhỏ lớp men bên ngoài. Nhằm thực hiện các biện pháp để cải thiện thẩm mỹ răng miệng. Mang lại vẻ đẹp cân đối, hài hòa cho gương mặt. Việc mài răng cửa cho hình thể nhỏ lại, ngắn hơn, đều hơn nên được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa giàu kinh nghiệm. Để mang lại kết quả tốt nhất, bảo tồn răng gốc tối đa, mà vẫn đảm bảo được thẩm mỹ như mong muốn.
Mài răng quá nhiều ảnh hưởng đến cấu trúc răng, phạm vào tủy, khiến răng yếu đi. Từ đó dễ bị kích thích trước ngoại lực, ăn nhai, nhiệt độ. Gây những cơn đau khi ăn uống, sinh hoạt. Không thực hiện đúng cách, mài răng sẽ bào mòn men răng, khiến nhạy cảm ngà, sâu răng và các bệnh lý răng miệng khác.
Nếu không thực hiện đúng cách, mài răng có thể gây ra những biến chứng như mất men răng, nhạy cảm răng, sâu răng và các vấn đề khác liên quan đến sức khỏe răng miệng.
Ý nghĩa và lợi ích của việc mài răng cho đều
- Cải thiện thẩm mỹ: giúp răng đjep, đều, cân rằng. Tăng tính thẩm mỹ nụ cười, và vẻ ngoài khuôn mặt. Đây chính là chìa khóa của sự tự tin
- Tăng sự tự tin, thoải mái khi cười: không còn cảnh dùng tay che miệng khi nói cười. Tự tin là chính mình thể hiện cá tính
- Cải thiện phát âm: giúp phát âm chính xác. Như các âm th, ph sẽ rõ hơn
- Cải thiện ăn nhai: răng cửa có chức năng cắn xé. Mài răng giúp răng bằng đều, cắn vào sẽ tản lực đều và tiết kiệm năng lượng hơn
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: răng khấp khểnh, lệch lạc khiến thức ăn dễ mắc kẹt vào nướu, chân răng dễ phát sinh các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu. Vì vậy chỉnh sửa mài răng cho đều, phục hình lại thẩm mỹ răng sẽ giảm nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng tối đa.
- Tạo hình hài hòa tổng thể nụ cười: Mài răng cửa giúp các răng khác đồng đều với nhau trên cung hàm. Ngoài ra, các răng đều nhau còn giúp cân bằng lực cắn, giảm nguy cơ hao mòn răng.
Trường hợp nào nên mài răng cửa cho đều?
Răng có hình thể chưa cân đối
Cung răng đều đặn, hình thể cân đối là chuẩn mực của cái đẹp. Việc mài răng cửa sẽ là biện pháp giảm độ to, dài của răng. Tuy nhiên, tỷ lệ mài cần được thực hiện ở mức độ cho phép, hạn chế xâm lấn đến ngà răng.
Phục hình răng bằng răng sứ
Mài răng để làm răng sứ là cần thiết. Việc mài răng đúng tỷ lệ phải được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn răng sứ thẩm mỹ. Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ phục hình mão sứ bên trên cùi răng thật để tạo hình một chiếc răng mới với màu răng, hình dáng như răng thật và đồng đều trên cung hàm. Bọc răng sứ giúp bảo vệ răng thật bên trong, tăng tính thẩm mỹ, cải thiện chức năng ăn nhai cho các răng mắc bệnh lý.
Khi niềng răng
Với các răng lệch lạc, để thuận tiện cho quá trình sắp xếp lại răng, bác sĩ sẽ cần mài một ít để khắc phục các vấn đề về cấu trúc. Từ đó có thể sắp xếp được các răng theo khoảng trống đều nhau, hài hòa hơn.
Răng bị gãy, sứt mẻ
Răng bị ảnh hưởng về hình thể như sứt, mẻ, gãy ngang mà không thể trám lại được. Trường hợp này sẽ được phục hình bằng cách mài răng và bọc sứ để tái tạo hình thể răng.
Mài răng cho đều có đau không?
Xin nhắc lại một lần nữa, mài răng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Và được mài răng với thiết bị nha khoa hiện đại.
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp, mài răng có thể gây ra đau nhức. Ví dụ, nếu răng của bạn ban đầu đã bị yếu hoặc tổn thương, quá trình mài răng có thể gây ra đau nhức và cảm giác ê buốt.
Trước khi mài răng, bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và đánh giá tình trạng răng có phù hợp và đảm bảo hiệu quả tốt nhất khi tiến hành mài hay không. Thông thường, sẽ chỉ cần mài 1 ít men răng bên ngoài nên hoàn toàn không gây đau nhức. Cảm giác đó chỉ hơi ê buốt trong mức độ cho phép khi được hỏi ở các khách hàng làm răng sứ thẩm mỹ.
Các yếu tố quyết định chi phí mài răng
- Vị trí răng: mỗi vị trí sẽ có độ khó riêng do độ nghiêng, hình dáng, kích thước khác nhau. Răng ở vị trí khó cần phải tỷ mỉ và bỏ nhiều công sức hơn. Việc mài răng cửa sẽ đơn giản hơn mài răng hàm.
- Mức độ phức tạp: không phải răng nào cũng cần mài theo tỷ lệ giống nhau. Một số răng chỉ mài phần nhỏ, các răng khác cần mài nhiều hơn. Vì thế chi phí cũng sẽ khác nhau
- Bác sĩ thực hiện: bác sĩ giàu kinh nghiệm, sẽ hoàn thiện ca mài răng chuẩn chuyên môn, hiệu quả cao.
- Trang thiết bị hiện đại: nha khoa ứng dụng trang thiết bị tiên tiến giúp bạn có trải nghiệm mài răng cửa cho đều nhẹ nhàng, nhanh chóng, đúng chuyên môn
- Tình trạng răng hiện tại: nếu răng mắc các bệnh lý thì cần điều trị trước khi tiến hành mài răng. Điều này cũng sẽ đội chi phí lên khi mài răng
- Các yếu tố khác: loại vật liệu, bảo hiểm, phí thẩm định…
Mài răng cửa cho đều cho đều giá bao nhiêu?
Mài răng cửa cho đều có chi phí phù thuộc vào từng bệnh nhân. Mỗi vị trí, số lượng, mức độ mài sẽ được biết thông qua đánh giá tình trạng từ bác sĩ. Trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, giá thành cho việc mài răng có thể dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng cho mỗi răng tùy thuộc vào phương pháp điều trị và trang thiết bị y tế được sử dụng. Vì vậy, để biết thêm thông tin chi tiết và cập nhật về giá thành cho việc mài răng, bệnh nhân nên tìm hiểu và tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định điều trị.
Những lưu ý sau khi mài răng là gì?
- Chế độ vệ sinh răng miệng hợp lý: để đảm bảo sức khỏe răng miệng và nướu sau khi mài răng. Chải răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải lông mềm; dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng mà không làm tổn thương đến nướu
- Hạn chế thực phẩm tối màu: bề mặt răng sẽ dễ nhiễm màu từ các thực phẩm như cà phê, rượu vang, nước ngọt có gas. Hoặc chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…
- Từ bỏ các thói quen xấu: dùng răng mở nút chai/ bao bì/ nắp đậy; nghiến răng; cắn móng tay đều ảnh hưởng đến men răng theo thời gian
- Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6 tháng/ lần: nếu răng nhạy cảm với nhiệt độ, áp lực nên được điều trị càng sớm càng tốt. Việc thăm khám răng định kỳ sẽ tìm ra được các bệnh lý răng miệng sớm nhất, từ đó lên phương án điều trị kịp thời
Cám ơn quý độc giả đã theo dõi bài viết “Mài răng cửa cho đều có được không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ hotline 089 6412 986 hoặc inbox tại ĐÂY.