Răng lấy tủy có bị tiêu xương không? - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ / Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?
Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?
31/07/2023 / Admin / Khuyến mãi

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

Một số trường hợp bất khả kháng nên răng phải điều trị tủy. Nhưng răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Hãy cùng tìm hiểu!

Tủy răng đóng vai trò như thế nào?

Tủy răng được xem là nguồn sống, trung tâm thần kinh của răng. Tủy răng bao gồm buồng tủy và ống tủy. Tùy vào răng mà có từ 1 đến nhiều ống tủy. Hình dung chính xác thì tủy răng là 1 sợi mảnh, phân nhánh từ buồng tủy thân răng. Kéo dài đến vùng chóp răng. Trong đó chứa vô vàng mạch máu giúp đưa dinh dưỡng để nuôi cứng chắc, khỏe mạnh. Tủy răng mang nhiệm vụ dẫn truyền xung động cảm giác cho răng và vùng lân cận. Hơn hết tủy răng khỏe mạnh có vai trò chữa lành tổn thương của ngà răng từ bên trong

Chỉ định lấy tủy răng trong trường hợp nào?

Tủy răng hiểu nôm na là dây thần kinh của răng. Một khi đã điều trị tủy hiệu quả, thì tủy răng sẽ không còn cảm giác đau, ê buốt khi nhai. Còn với tin đồn nếu răng đã lấy tủy thì ăn uống sẽ không còn ngon cảm nhận được mặn, ngọt, chua, cay… nữa là hoàn toàn vô căn cứ. Vì cảm nhận được vị giác là do dây thần kinh ở lưỡi đảm nhiệm, không viên quan gì đến tủy răng.

Trường hợp cần phải lấy tủy răng

Những trường hợp răng bị mẻ, vỡ, có lỗ sâu, chấn thương, viêm… để lâu hoặc quá nặng sẽ dẫn đến viêm tủy răng. Răng viêm tủy nếu không được điều trị sẽ có xu hướng lan sâu hơn vào vùng chóp, gây viêm/ hoặc nặng hơn là u nang xương hàm, tiêu xương… Cảm giác đau đớn khi ăn nhai ngày càng là áp lực lớn đối với bạn. Áp se, mụn rò mủ, khiến khổ chủ vô cùng khó chịu. Ở giai đoạn này, bác sĩ sẽ kiểm tra, đánh giá và cho chỉ định điều trị tủy bị viêm. Làm sạch ống tủy rồi trám bít lại với vật liệu chuyên dụng. Và cuối cùng tùy vào tình trạng răng mà chỉ định phục hình để đảm bảo ăn nhai, thẩm mỹ như cũ.

Việc điều trị nội nha không đơn thuần như chúng ta nghĩ là lấy tủy răng. Đây chính là nỗ lực cứu lấy răng đang bị hư tổn và các chiếc răng lân cận còn lại. Một số bạn vẫn nhất quyết chịu đau mà không lấy tủy, sẽ phải chịu đựng những cơn đau kéo dài âm ỉ do viêm tủy mãn tính. Thực tế, răng đó đã bị viêm nhiễm, nếu không điều trị sẽ bị lan rộng ra, mất chức năng cơ bản của răng. Tuy nhiên lấy tủy cho mục đích khác như làm răng sứ chỉ để phục hình răng quá lệch lạc bắt buộc phải mài nhỏ thì nha sĩ chân chính sẽ không khuyến khích.

Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?

răng lấy tủy có bị tiêu xương không

Tủy răng giúp nuôi dưỡng răng. Mất tủy đồng nghĩa với việc mất đi quá trình trao đổi chất hằng ngày đến răng. Làm tuổi thọ răng sẽ giảm xuống. Răng lấy tủy có bị tiêu xương không? Sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Với chế độ chăm sóc tốt, răng sau khi lấy tủy với kỹ thuật tốt từ bác sĩ kinh nghiệm vẫn có thể tồn tại lâu dài trên cung hàm. Tồn tại từ 15 đến 20 năm. Răng vẫn đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn, phát âm, thẩm mỹ… Tuy nhiên vẫn có trường hợp răng sau khi lấy tủy giòn hơn, yếu hơn và sễ phát sinh gãy, bể, rụng mất răng. Vì vậy tùy vào tình hình thực tế mà bác sĩ sẽ chỉ định bạn có nên phục hình răng sau khi lấy tủy không.

Răng lấy tủy về phần thẩm mỹ sẽ bị biến đổi màu sắc, sậm màu hơn, không còn sáng bóng như răng thật ban đầu. Kết cấu cũng dễ vỡ, nặng nhất là gãy rụng răng. Sau khi mất răng nếu không có kế hoạch trồng lại thì quá trình tiêu xương sẽ bắt đầu.

Cách chăm sóc răng sau khi lấy tủy

  • Răng sau khi lấy tủy hay răng khỏe mạnh đều phải có một chế độ chăm sóc hợp lý để kéo dài tuổi thọ trước các nhân tố ngoại lực tác động:
  • Đánh răng bằng bàn chải lông mềm sau mỗi bữa ăn hoặc 2 lần/ ngày
  • Lấy sạch thức ăn dính kẽ răng với chỉ nha khoa, hoặc máy tăm nước.
  • Nhai thức ăn với lực phù hợp, không quá mạnh để tránh làm sứt, mẻ, vỡ răng
  • Hạn chế thức ăn dai, cứng để hạn chế việc nhai mạnh

Xin cám ơn quý độc giả đã theo dõi “Răng lấy tủy có bị tiêu xương không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết,  vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.

nha khoa bf

 

 

 

Chia sẻ: