Răng lung lay có nguy hiểm không? - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ / Răng lung lay có nguy hiểm không?
Răng lung lay có nguy hiểm không?
18/04/2023 / Admin / Khuyến mãi

Răng lung lay có nguy hiểm không?

Răng lung lay có nguy hiểm không được nhiều người thắc mắc khi đang gặp tình trạng này. Cùng tìm hiểu thực hư và cách điều trị, phòng tránh. Bởi biết được nguyên nhân, thì mới được cách điều trị triệt để.

Tại sao răng lung lay? Răng lung lay có nguy hiểm không?

răng lung lay có nguy hiểm không

Ở trẻ em, nếu răng sữa lung lay thì không có gì đáng nói. Đó là trường hợp chuẩn bị thay răng sữa. Nhưng ở người trưởng thành, một khi răng lung lay có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Điều này do nguyên nhân tác động từ bên ngoài, cũng có thể bệnh tiềm ẩn bên trong. Có thể liệt kê các nguyên nhân sau đây:

Viêm nha chu

Đây là bệnh lý khá phổ biến. Nguyên nhân chính gây ra răng lung lay ở người lớn. Vôi răng mảng bám lâu ngày, sẽ hình thành các túi nha chu trên nướu, dưới chân răng. Các túi này hình thành do vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng. Dần dần phá hủy tổ chức nướu, dây chằng giữ răng. Và cuối cùng, tình trạng răng lung lay. Thậm chí là mất răng không tránh khỏi. Triệu chứng đi kèm sẽ là nướu sưng tấy đỏ, chảy máu khi đánh răng/ ăn uống, tiêu ổ xương răng…

Va đập mạnh vào khung hàm

Thông thường sẽ có những lúc chúng ta bị va đập vào răng. Tỉ lệ nhiều hơn với những ai hay chơi thể thao. Sẽ dễ bị va đập, cắn trúng vật cứng. Dẫn đến răng bị tổn thương và lung lay.

Bị sâu răng

Bạn không nghe lầm đâu. Sâu răng cũng là nguyên nhân khiến răng bị lung lay. Sâu răng nặng sẽ làm viêm nhiễm mô tủy và áp xe chân răng. Răng dẫn yếu đi và lung lay là chuyện khó tránh khỏi.

Tiêu xương

Xương hàm có nhiệm vụ giữ chân răng vững chắc. Tiêu xương làm giảm mật độ và chất lượng xương, khiến không còn khả năng nâng đỡ nướu, răng nữa. Thử tưởng tượng bạn bị mất vài răng, xương hàm sẽ có xu hướng tiêu đi. Và theo thời gian, các răng còn lại cũng sẽ lung lay và rụng dần do không còn xương nâng đỡ.

Đang mang thai

Phụ nữ đang mang thai có khả năng cao bị răng lung lay do:

  • Hàm lượng estrogen và progesterone tăng cao sẽ ảnh hưởng đến một số mô chuyteen biệt như nha chu, xương bao quanh nâng đỡ răng
  • Sức đề kháng yếu đi nên dễ mắc các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu

Nướu và răng sẽ nhạy cảm hơn trong giai đoạn mang thai nên càng dễ bị tổn thương, tại cơ hội nhiễm trùng lây lan

Nghiến răng

Thói quen xấu khi ngủ: nghiến răng. Không những khiến răng bị mẻ/ bể, lệch lạc… Mà còn làm răng lung lay, các mô răng nâng đỡ bị yếu dần đi. Vấn đề này không tự chủ kiềm chế được nên cần phải có biện pháp nha khoa can thiệp kịp thời

Bị loãng xương

Người già thường đối mặt với nguy cơ loãng xương. Lúc này, xương giòn, xốp hơn, dễ gãy hơn. Còn đối với xương hàm, mật độ xương cuảng giảm, thậm chí khiến răng lung lay và rụng đi

Cách xử trí khi răng bị lung lay và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Cách xử trí khi răng bị lung lay

Răng lung lay có nguy hiểm không? Rất nguy hiểm. Vì vậy đây là những biện pháp xử trí từ mức độ đơn giản đến phức tạp nhất. Tùy vào nguyên nhân, mức độ lung lay mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp. Việc đầu tiên, bạn nên đến nha khoa uy tín để được thăm khám và xác định tình trạng răng lung lay hiện tại.

Các phương hướng xử trí bao gồm:

Đối với trường hợp răng lung lay do chịu tác động ngoại lực

Dùng lưỡi hay dùng tay chạm vào răng mà có cảm giác lung lay. Bạn cần được bác sĩ nẹp cố định răng vào xương ổ răng. Lúc này cần thời gian để răng cứng cáp như ban đầu.

Đối với trường hợp răng bị lung lay do viêm nha chu

Bệnh ở đâu thì điều trị ở đó. Phác đồ điều trị viêm nha chu đầu tiên bạn sẽ được thực hiện cạo vôi răng để làm sạch vôi, giảm áp lực đè lên nướu. Bề mặt chân răng cũng được làm sạch, nhẵn lại và được gắn lại với răng.

Đối với trường hợp mắc bệnh nướu răng

  • Trường hợp nhẹ sẽ được làm vệ sinh, kết hợp liều điều trị phù hợp
  • Trường hợp nặng bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ nướu bị viêm và phần xương bị hư hại. Tái tạo khoảng sinh học để nuôi lại nướu, răng khỏe mạnh

Đối với trường hợp tiêu hoặc thoái hóa xương

Ghép xương là phương pháp phù hợp để bù đắp đi phần xương đang bị thiếu hụt

Đối với trường hợp lung lay răng do nghiến răng quá nhiều

Bề mặt răng sẽ bị mài mòn nếu thói quen này kéo dài. Vì vậy bác sĩ cần sửa soạn lại bề mặt răng cho phù hợp khớp cắn. Sau đó, nha khoa sẽ thiết kế riêng cho bạn một loại máng chống nghiến. Có chức năng bảo vệ răng khi bạn không tự chủ được mà nghiến răng lúc ngủ. Tác động lực xuống răng sẽ giảm đi, hạn chế ảnh hưởng đến răng.

Phòng ngừa răng lung lay tốt nhất hiện nay

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không phải đối mặt với tình trạng răng lung lay có nguy hiểm không? Bạn cần phòng bệnh hơn chữa bệnh. Bằng những cách sau:

  • Súc miệng bằng nước muối 1 – 2 lần mỗi ngày
  • Không dùm tăm trẻ xỉa răng. Hãy dùng chỉ nha khoa để lấy thức ăn mắc vào kẽ
  • Thực hiện chế độ vệ sinh hợp lý: đánh răng bằng bàn chải lông mềm, ít nhất 2 lần/ ngày
  • Nếu có chứng nghiến răng, hãy dùng máng chống nghiến khi ngủ
  • Định kỳ lấy vôi răng 6 tháng/ lần, đối với người có thói quen hút thuốc lá thì 3 tháng/ lần

Cám ơn quý khách đã theo dõi bài viết “Răng lung lay có nguy hiểm không?”. Để biết thêm chi tiết về tình trạng răng lung lay của bạn. Vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.

nha khoa bf

 

 

Chia sẻ: