Vì sao răng sữa của bé hay bị đen? Có cách nào để chữa khỏi? Cùng B.F.Dentistry tìm hiểu bệnh lý xiết ăn răng ở trẻ nhé!
Xiết ăn răng là gì?
Xiết ăn răng ở trẻ thực chất là tình trạng sâu răng sữa. Thường gặp ở các bé độ tuổi từ 2 – 7 tuổi. Ở nước ta, thường được gọi vui là “sún răng”. Ở tuổi này, các bé dễ mắc các bệnh lý toàn thân, và cả bệnh lý răng miệng. Bởi sức đề kháng của trẻ còn kém. Bên cạnh đó chế độ ăn uống nhiều đường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến răng miệng của bé. Thêm tình trạng men răng các bé còn yếu, chưa phát triển toàn diện. Dễ bị tấn công bởi vi khuẩn bên ngoài. Và xiết răng chính là phần màu nâu, đen – vi khuẩn bám vào thân răng. Ngày càng ăn mòn răng trẻ, cuối cùng chỉ còn cùi răng mà thôi. Tất nhiên các bé sẽ thấy đau nhức vì sâu răng ăn vào tủy. Dẫn đến chán ăn, mệt mỏi, sụt cân.
Ba mẹ tiên quyết phải điều trị cho bé càng sớm càng tốt vì răng sữa sẽ cụt dần. Có nguy cơ ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn bên dưới. Nhiều trường hợp vị trí bị xiết răng sữa có thể sẽ không mọc răng được nữa.
Nguyên nhân răng trẻ bị xiết ăn răng
Ăn nhiều các loại đồ ăn, nước uống chứa nhiều đường
10 đứa con nít thì hầu như hết cả 10 đều có tình yêu với các loại đồ ngọt. Nhưng hàm lượng đường quá nhiều, cộng thêm thói quen vệ sinh răng miệng chưa đúng cách thì tình trạng xiết răng có nguy cơ cao xảy đến. Phụ huynh thường “chiều” các bé, vô tình không kiểm soát việc ăn uống. Mà lại cổ súy cho bé ăn các loại bánh kẹo, thức ăn nhanh, nước ngọt có gas… Ngược lại vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ trong giai đoạn này. Vì thế rất dễ dẫn đến tình trạng xiết răng ở trẻ.
Chế độ ăn uống thiếu chất, vitamin, fluor, khoáng chất… cũng là 1 trong những nguyên nhân. Bổ sung đầy đủ chất cho cơ thể, tăng cường sức đề kháng, ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp răng chắc khỏe, làm sạch răng tự nhiên. Ngăn ngừa nguy cơ xiết răng hiệu quả.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách không phải ai cũng thực hiện được. Cả người lớn chúng ta, chưa chắc thực hiện đúng phương pháp đánh răng cơ bản. Vì vậy sẽ có sự sai lệch khi truyền đạt, dạy con trẻ chải răng. Ví dụ khi đánh răng phải theo đường thẳng. Nhưng vì tiện tay chúng ta thường chải ngang. Và nghĩ như vậy có thể loại bỏ sạch vi khuẩn. Nhưng không, điều này hoàn toàn sai lầm. Vô tình bạn đã làm cho phần răng và cổ răng mòn đi theo thời gian. Làm lộ ngà răng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Ảnh hưởng xấu đến men răng.
Một số thói quen xấu
Trẻ con thường có tật nhai cơm lâu, hoặc ngậm cơm trong miệng. Điều này làm mảng bám thức ăn dễ bám vào mặt răng hơn. Hoặc ngậm cơm quá lâu khiến cho các phân tử Saccarozo và Glucozo được phân giải một cách mạnh mẽ, bám lên thành răng chắc hơn.
Yếu tố bẩm sinh
Trường hợp này cũng không phải là hiếm khi xiết răng ở trẻ do yếu tố bẩm sinh. Trẻ nhỏ thiếu hụt men răng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công. Tăng nguy cơ xiết răng. Nguy hiểm hơn là các bệnh lý về nha chu rình rập.
Triệu chứng của bệnh xiết ăn răng ở trẻ em
Giai đoạn 1: Răng chuyển màu từ từ, ngà vàng hoặc nâu nhẹ. Hình thể răng lúc này vẫn giữ nguyên và chưa hề bị mòn
Giai đoạn tiền đề khi triệu chứng về bệnh còn rất nhỏ, khó nhận biết được bằng mắt thường. Phải mở đèn sáng, đứng ngoài trời thì mới thấy được răng đang dần ngả màu. Ở các bé, lúc này vẫn chưa cảm nhận được gì. Mọi sinh hoạt, ăn uống đều diễn ra như bình thường. Hoặc phụ huynh có thấy những vệt nâu trên răng trẻ nhưng chỉ nghĩ là mảng bám thức ăn và chỉ cần đánh răng là hết. Thực tế, lúc này cấu trúc răng dẫn có sự biến đổi.
Giai đoạn 2: Răng bắt đầu bị mài mòn tới nửa thân răng
Lúc này các triệu chứng thể hiện rõ ra bên ngoài và tiến triển mạnh mẽ. Chân răng bị mòn một nữa. Các cơn ê buốt đã bắt đầu quấy rầy các em trong quá trình ăn nhai. Từ đó dẫn đến chán ăn, bỏ bữa, quấy khóc trong bữa ăn, sụt cân. Mà ba mẹ cứ nghĩ các bé mắc các bệnh khác mà không nghĩ nguyên nhân là do sâu răng.
Giai đoạn 3: Răng mài mòn toàn bộ, chỉ còn sót lại chân răng nằm trong nướu
Đây là giai đoạn nặng nhất, biểu hiện rõ ràng, chỉ còn cùi răng. Phụ huynh sẽ chỉ còn thấy được phần chân răng sát dưới nướu. Do sâu răng ăn mòn nên chỉ còn cùi đen mà thôi. Phải nói là các bé đang rất mạnh mẽ để chống chọi qua giai đoạn này. Liên tục trải qua những cơn đau buốt kéo dài tận óc, nhức thái dương rõ rệt do dây thần kinh chân răng ảnh hưởng. Nhiều bé còn bị sốt, phần nướu sưng đỏ, viêm nhiễm.
Điều trị xiết ăn răng ở trẻ như thế nào?
Phương pháp chữa xiết ăn răng tại nha khoa
Phương pháp trám răng
Khi răng bé bị xiết đen, đây là phương pháp phổ biến. Bác sĩ sẽ tiến hành sửa soạn lại những vùng răng bị xiết rồi trám răng. Phù hợp với những bé đang ở giai đoạn 2, mòn một nửa thân răng.
Phương pháp tái khoáng
Trường hợp xiết răng nhẹ sẽ được điều trị với phương pháp này. Bác sĩ dùng dung dịch chuyên dụng mang tính tái tạo như fluor, canxi và những vị trí răng bị xỉn màu. Để tái tạo lại phần men răng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
Phương pháp nhổ răng
Đây là biện pháp cuối cùng bắt buộc phải thực hiện một khi bé bị xiết quá nặng, ở giai đoạn 3. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, đưa ra phương án loại bỏ chân răng hỏng. Để ngăn cản tình trạng lây nhiễm sang các răng bên cạnh.
Cách trị xiết ăn răng ở người lớn và trẻ em ngay tại nhà
Nếu đến nha khoa, bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết triệt để tình trạng xiết ăn răng ở trẻ nhỏ và cả người lớn. Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ điều kiện, thời gian đến gặp bác sĩ. Vì vậy hãy áp dụng thử các mẹo dưới đây để “chữa cháy” bệnh lý này nhé. Tuy nhiên, chỉ phù hợp với những trường hợp nhẹ mà thôi.
Mẹo chữa bé bị xiết răng đen bằng tỏi và gừng
Tói và gừng có tính kháng viêm tốt. Vì vậy được áp dụng để làm dịu các bệnh lý răng miệng. Để thực hiện, hãy làm theo các bước sau:
- Bước 1: Nghiền nát gừng & tỏi
- Bước 2: sử dùng bã gừng, tỏi đắp lên phần răng bị tổn thương
- Bước 3: để khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại với nước sạch. Thực hiện 2 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt
Làm thế nào để răng sữa hết xiết bằng dầu oliu và dầu đinh hương?
Nếu bạn đang tìm 1 loại thần dược để điều trị xiết ăn răng ở trẻ thì dầu olive và dầu đinh hương chính là thứ bạn đang tìm. Dầu olive chứa phytochemicals có lợi trong quá trình tái tạo vết thương, chống sưng viêm hiệu quả. Bên cạnh đó, dầu đinh hương chứa các thành phần giảm đau, sát khuẩn tốt. Sử dụng hỗn hợp này theo các bước:
- Bước 1: Pha lẫn hỗn hợp dầu olive và đinh hương theo tỉ lệ 1:2
- Bước 2: Sử dụng tăm bông chấm lên phần răng bị sâu
- Bước 3: Đợi 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước sạch. Cách này nên kiên trì 3 – 4 lần/ ngày sẽ thấy hiệu quả nhất định
Các phương pháp khác:
- Phương pháp điều trị răng trẻ bị xiết ăn với hạt tiêu đen và húng quế
- Bột nghệ loại bọ xiết đen
- Lá trà xanh
- Chữa đau xiết răng bằng bạc hà
Làm thế nào để phòng ngừa bị xiết răng ở trẻ nhỏ?
- Giáo dục con trẻ ý thức chăm sóc và bảo vệ răng miệng từ sớm
- Hướng dẫn trẻ đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày, kết hợp với việc dùng chỉ nha khoa, vệ sinh lưỡi…
- Hạn chế cho trẻ ăn các loại thức ăn vặt nhiều đường, tinh bột vì ảnh hưởng đến men răng
- Xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng với các thực phẩm chứa nhiều canxi, các chế phẩm từ sữa. Giúp tạo men răng cho bé
- Hình thành thói quen khám nha khoa định kỳ 6 tháng/ lần để tầm soát sức khỏe răng miệng cho trẻ. Từ đó đưa ra kế hoạch điều trị kịp thời.
Cám ơn quý khách đã theo dõi bài viết: “Tìm hiểu bệnh lý xiết ăn răng ở trẻ” của nha khoa B.F.Dentistry. Để biết rõ hơn về tình trạng và kế hoạch điều trị, vui lòng liên hệ nha khoa B.F tại ĐÂY.