Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ. Bài viết sau sẽ có câu trả lời. Mách bạn thời điểm chuẩn nhất. Tư đó chuẩn bị cho bé một bệ phóng vững chắc cho răng vĩnh viễn hình thành sau này.
Các giai đoạn mọc răng sữa
Triệu chứng mọc răng ở trẻ
Trẻ sẽ bắt đầu mọc răng sữa ở tháng thứ 6. Và hoàn tất việc mọc răng khi 2 tuổi rưỡi. Một số trẻ có thể chậm mọc răng hơn khoảng 6 tháng sao với bình thường. Nhưng phụ huynh cùng đừng nên lo lắng quá. Thông thường, mẹ hãy chuẩn bị tinh thần đón những chiếc răng đầu đời của con khi thấy một hoặc những dấu hiệu sau đây:
- Trẻ khó chịu, quấy khóc hơn bình thường
- Chảy nước dãi, ngứa nướu nên liên tục tìm các đồ vật xung quanh để gặm, cắn
- Thời ông bà thường có dạy trẻ đi tướt là sắp mọc răng nên một số trẻ sẽ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa nhé
- Một số bạn sẽ sốt khi mọc răng nhưng không quá 38 độ C
- Ăn uống kém hẳn, sụt cân nhẹ
Các triệu chứng này sẽ diễn ra từ 4 – 5 ngày trước khi mọc răng và cũng nhanh chóng chấm dứt sau 5 – 7 ngày.
Bỏ túi các giai đoạn mọc răng sữa
Để “đón đầu” làm sóng mọc răng sữa của con. Ba mẹ hãy bỏ túi lịch mọc răng sữa cho con từ nha khoa BF+ nhé!
- Giai đoạn hình thành mầm răng: bé đã có sẵn các mầm răng được hình thành từ khi trong bụng mẹ
- Từ tháng thứ 8 – 12 hình thành 4 răng cửa giữa, đầu tiên là hàm dưới hai răng cửa và sau đó là hàm trên sẽ mọc
- Từ tháng thứ 9 – 13 bé mọc 2 răng cửa bên và tiếp tục hoàn thiện đầy đủ khi bé đạt 16 tháng tuổi
- Từ tháng thứ 13 – 19 mọc 4 răng cối sữa thứ nhất. Ban đầu là 2 răng hàm của hàm trên, sau đó mới đến 2 răng hàm của hàm dưới
- Từ tháng thứ 16 – 22 mọc 4 răng nanh sữa: Thông thường, răng nanh sữa hàm trên sẽ mọc trước sau đó mới đến răng nanh sữa hàm dưới. Vị trí mọc của những chiếc răng này là khoảng trống giữa răng hàm và răng cửa giữa.
- Từ tháng thứ 25 – 33 mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng còn gọi là răng cối sữa thứ 2. Như vậy 20 chiếc răng sữa của trẻ đã được hoàn thiện khi bước vào tháng tuổi thứ 30.
Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ
Khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, răng sữa sẽ có xu hướng rụng đi. Một số trẻ vượt qua giai đoạn này rất dễ dàng. Nhưng quý phụ huynh có biết. quá trình thay răng cũng quyết định đến xu hướng mọc răng vĩnh viễn sau này ở trẻ. Thông thường, răng sữa của bé sẽ bị rụng lần đầu tiên vào khoảng 6 tuổi khi răng cửa giữa lung lay. Răng hàm ở phía sau thường bị rụng trong độ tuổi từ 10 đến 12 và được thay thế bằng răng vĩnh viễn khi trẻ 13 tuổi. Ba mẹ chỉ nên nhổ răng cho con khi đã đạt đầy đủ các yêu cầu sau đây:
- Chỉ nhổ răng cho bé khi đã trên 6 tuổi
- Hãy nhổ răng sữa khi cảm nhận thấy răng đã rất lỏng lẻo. Chỉ cần đẩy nhẹ hoặc nắm nhẹ thì sẽ nhổ được cả chiếc răng
- Răng lung lay một cách tự nhiên do đã chín muồi. Mà không cần tác động bởi tai nạn, bệnh lý răng miệng
- Nên hay không nên nhổ răng sữa tại nhà
Lưu ý
Đối với những trẻ có sức khỏe răng miệng hoàn toàn khỏe mạnh, răng lung lay một cách tự nhiên. Còn nếu con bạn thuộc một trong những trường hợp sau thì nên nhổ răng sữa cho bé tại nha khoa nhé!
Bé bị tai nạn chấn thương vùng răng khiến răng bé bị đau, hoặc dẫn đến bệnh lý khác như sâu răng, viêm nướu, bể/ mẻ…Răng vĩnh viễn bắt đầu nhú lên. Nhưng răng sữa lại không có dấu hiệu lung lay hoặc chỉ lung lay nhẹ. Trường hợp này bạn không nên tự ý nhổ răng của con tại nhà. Để tránh nguy hiểm và khiến trẻ ám ảnh với việc nhổ răng. Sau khi nhổ răng cho con tại nhà mà vị trí nướu nơi răng bị nhổ có dấu hiệu nhiễm trùng như sưng đỏ, chảy máu, gây đau đớn cho trẻ… thì bạn mẹ nên đưa con đi nha sĩ ngay lập tức để điều trị.
Cám ơn quý phụ huynh đã theo dõi bài viết “Khi nào nên nhổ răng sữa cho trẻ” . Nếu bé nhà đang trong độ tuổi mọc răng sữ. Cần tư vấn bất cứ vấn đề gì liên quan đến chăm sóc sức khỏe răng miệng, vui lòng liên hệ hotline 089 6412 986 hoặc để lại tin nhắn tại ĐÂY nhé!