Thực hư chuyện niềng răng bị má hóp, niềng răng sụt cân hay niềng răng ảnh hưởng đến dây thần kinh… cần được xác nhận gấp. Bài viết sau đây của nha khoa B.F+ sẽ làm rõ những hiểu lầm về niềng răng để những bạn đang muốn niềng răng hiểu rõ thêm nhé!
Thật – giả chuyện niềng răng và những nguy cơ
Niềng răng sẽ gây đau kinh khủng
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha dùng hệ thống mắc cài, dây cung, khí cụ để tác động lực từ từ đưa răng về vị trí chính xác trên cung hàm, đảm bảo khớp cắn chuẩn. Chỉnh nha hoàn toàn không có bất kỳ xâm lấn nào đến lợi, xương. Khi niềng răng, khách hàng phải trải qua nhiều quá trình: đặt thun tách kẽ, gắn mắc cài, nhổ răng, điều chỉnh lực kéo… nên ít nhiều sẽ tạo cảm giác đau cho người mang niềng. Đối với mỗi người, ngưỡng chịu đau là khác nhau nên cảm nhận của từng người khi được hỏi sẽ cho ý kiến riêng. Tuy nhiên, cảm giác chân thật nhất của niềng răng sẽ là: cộm, ê, siết chặt.
Tùy vào từng quá trình sẽ có cảm giác khác nhau:
- Đặt thun tách kẽ: Hơi ê đau, ăn nhai hơi cộm. Sau 1 tuần lễ khi răng đã có độ giãn nhất định, cơn đau sẽ tan biến.
- Mới gắn mắc cài: các bộ phận như lưỡi, má, nướu chưa quen nên có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu và đau do ma sát với các dụng cụ.
- Tăng lực siết của dây cung: Cảm giác ê các răng trong vòng 3 – 5 ngày sau khi thay dây cung hoặc tăng lực siết răng.
Trên đó là cảm giác bạn sẽ gặp phải khi niềng răng mác cài. Ngược lại, với niềng răng trong suốt, niềng răng tàng hình thì cảm giác sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều, y như răng thật. Hiểu lầm về niềng răng gây đau kinh khủng sẽ được xóa bỏ hoàn toàn nếu bạn trải nghiệm niềng răng trong suốt.
Niềng răng trong suốt See Through Aligner mang lại cảm giác nhẹ nhàng, thoải mái cho người mang niềng
Niềng răng bị hóp má
Có nhiều nguyên nhân gây hóp má khi niềng răng:
- Chế độ dinh dưỡng bị ảnh hưởng do thay đổi thói quen ăn uống sau khi niềng răng. Bạn yên tâm nhé, điều này sẽ nhanh chóng qua đi và đôi má đầy đặn sẽ trở lại ngay khi bạn cân bằng lại được chế độ ăn uống, sinh hoạt. Đồng thời, hãy luôn vui vẻ, tránh suy nghĩ, giảm stress để có tinh thần luôn thoải mái.
- Niềng răng sai kỹ thuật. Chính vì vậy những ai đang có ý định niềng răng nên cân nhắc địa chỉ uy tín, đội ngũ Bác sĩ kinh nghiệm nhiều năm để gửi trao nụ cười của mình. Bên cạnh đó, bạn nên trao đổi thật kỹ với Bác sĩ về phác đồ điều trị của mình.
Niềng răng dễ bị sâu răng
Khi niềng răng việc vệ sinh khó khăn hơn. Hơn thể nữa, khí cụ cũng làm cản trở quá trình vệ sinh răng miệng rất nhiều rất có thể là nguyên nhân gây sâu răng. Chính vì vậy rất nhiều trường hợp bị sâu răng trong quá trình niềng răng. Nếu ngại răng bị tổn thương hay sâu răng trong khi niềng, bạn có thể trải nghiệm niềng răng với khay rời trong suốt. Khi vệ sinh, có thể dễ dàng tháo lắp để chải răng, súc miệng trực tiếp như khi không niềng răng.
Vệ sinh dễ dàng với niềng răng trong suốt
Niềng răng xong có cằm V-line
Niềng răng bị sụt cân
Đây là một hiều lầm về niềng răng khá lớn. Khi niềng răng, bạn hoàn toàn có thể ăn nhai bình thường. Tuy nhiên để tránh việc bung sút mắc cài, hạn chế cảm giác đau ê, đồng thời tăng hiệu quả chỉnh nha thì Bác sĩ thường khuyên nên hạn chế sử dụng những thực phẩm quá dai, quá cứng, tập thói quen nên chế biến kỹ hoặc cắt nhỏ thức ăn… Rất nhiều bạn niềng răng tâm sự rằng niềng răng xong vẫn ăn được tất cả mọi thứ, nên còn tăng cân hơn trước kia.
Còn đối với niềng răng trong suốt, phương pháp này được chỉ định đeo khay niềng tối thiếu 20 tiếng/ ngày. Những lúc tháo ra, chúng ta có thể ăn uống, vệ sinh như bình thường. Vì thế không ảnh hưởng gì đến vấn đề ăn ngon miệng, không ăn được dẫn đến sụt cân.
Câu hỏi xoay quanh niềng răng
Mất răng có niềng răng được không?
Tin vui: mất răng vẫn có thể niềng răng. Mất răng khi niềng răng có thể chia thành hai trường hợp:
- Bác sĩ có thể kéo các răng còn lại để thay cho chỗ trống răng mất
- Với các trường hợp mất răng nặng, cần kết hợp niềng răng và cấy ghép Implant
Niềng răng 1 hàm có được không?
Niềng răng 1 hàm có được không còn phải tùy thuộc vào mức độ lệch lạc của răng. Nhiều trường hợp răng sai lệch quá nhiều mà chỉ thực hiện niềng răng 1 hàm sẽ khiến khớp cắn giữa hai hàm không đồng nhất. Gây khó khăn trong việc ăn nhai, thậm chí dẫn đến sai lệch khuôn mặt, trật khớp thái dương.
Ngoài việc niềng răng giúp sắp xếp lại răng trên cung hàm, nụ cười hài hòa…các bác sĩ còn mong muốn cải thiện được tình trạng lệch khớp cắn và chức năng ăn nhai.
Niềng răng có phải nhổ răng không?
Không phải trường hợp chỉnh nha nào cũng phải nhổ răng. Đối với những ca cần có chỗ trống để di chuyển răng, bạn sẽ được chỉ định nhổ răng.
Niềng răng có hết hở lợi không?
Tùy vào nguyên nhân hở lợi mà niềng răng có thể khắc phục được khuyết điểm này
Cười hở lợi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:
Tại sao phải lấy dấu mẫu hàm, chụp phim trước khi niềng răng?
Chụp phim X Quang toàn hàm, chụp phim Cepha sẽ cho biết đặc điểm xương hàm, trục răng, mức độ lệch lạc của răng… Lấy dấu mẫu hàm giúp khi lại tình trạng thẩm mỹ, chức năng, cấu trúc răng và sự di chuyển xuyên suốt quá trình niềng răng.
Nha khoa B.F+ thực hiện MIỄN PHÍ gói phân tích niềng răng trong suốt See Through Aligner. Giúp mô phổng kết quả niềng răng thông qua phần mềm clincheck 3D. Liên hệ ngay hotline 089 6412 986 hoặc tư vấn & đặt lịch tại ĐÂY.
Hy vọng bài viết trên đây của nha khoa B.F+ đã giúp khách hàng trả lời thắc mắc hiểu lầm về niềng răng. Từ đó có thêm động lưc để mang niềng từ hôm nay.