NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀM DUY TRÌ - NHA KHOA PLAN

Tin tức

Trang chủ / NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀM DUY TRÌ
NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀM DUY TRÌ
12/01/2021 / Admin / Tin tức

NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HÀM DUY TRÌ

1. Hàm duy trì sau khi niềng là gì?
Hàm duy trì là một khí cụ niềng răng cố định không thể thiếu. Sau khi mắc cài được tháo bỏ, quá trình niềng răng hoàn tất thì hàm duy trì vẫn được dùng để giữ cho răng chắc chắn, ổn định và không di chuyển về vị trí ban đầu, thay thế chức năng của mắc cài trước đó.
Có thể nhiều người nghĩ rằng, hàm răng đã đều đẹp thì không cần thiết phải mang thêm khí cụ này thêm nữa. Thế nhưng, nếu không sử dụng hàm duy trì niềng răng, kết quả của cả quá trình dài chỉnh nha có thể sẽ trở lại tình trạng ban đầu.

2.Một số hàm duy trì phổ biến hiện nay
Hàm duy trì tháo lắp kim loại
Hàm duy trì tháp lắp kim loại có cấu tạo bằng những dây kim loại, nhìn như một dây cung ôm sát ra những chiệc răng cửa. Với hàm tháo lắp kim loại, tính thẩm mỹ không cao, thường chỉ đeo vào ban đêm. Tuy vậy, nếu chịu khó đeo loại hàm duy trì này, kết cấu chắc chắn của nó sẽ giúp giữ răng đứng đúng vị trí quy định, cho hiệu quả duy trì cao.

Hàm duy trì khay nhựa trong suốt
Sau khi tháo khí cụ niềng răng, các bác sĩ sẽ chế tác một khay nhựa trong suốt cho bạn đeo hàng ngày (lưu ý máng duy trì này hoàn toàn khác khay niềng trong suốt dùng trong điều trị chỉnh nha). Bạn có thể đeo hàm khay nhựa suốt ngày mà không lo ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ. Đồng thời, loại hàm này có thể tháo lắp dễ dàng, rất thuận tiện cho việc vệ sinh răng miệng.

Hàm duy trì cố định mặt trong
Hàm duy trì cố định mặt trong là hàm duy trì niềng răng được chế tạo từ dây thép với các dạng thẳng hoặc xoắn. Hàm sẽ được gắn cố định tại mặt sau của những chiếc răng cửa. Hàm duy trì cố định cho hiệu quả rất cao, giúp giữ được hàm răng đều đẹp sau niềng suốt đời nhưng đòi hỏi phải có cách chăm sóc, bảo vệ thật tốt.

3.Lưu ý khi đeo hàm duy trì
Trong quá trình đeo khí cụ duy trì, các bạn cần phải chú ý những vấn đề dưới đây nếu muốn hàm răng nhanh chóng ổn định và không tốn chi phí đổi khí cụ mới:

  • Không được tháo hàm quá 10 tiếng, nhất là trong 6 tháng đầu tiên
  • Bảo quản khí cụ duy trì trong khay hộp để đảm bảo độ bền và vệ sinh
  • Rửa sạch hàm bằng kem đánh răng đối với khí cụ tháo lắp
  • Hạn chế ăn thực phẩm dai cứng và dính

Khoảng thời gian đeo khí cụ duy trì không còn khó khăn như khi niềng răng bởi lúc này hàm răng không còn phải chịu lực di chuyển nữa. Vậy nên, khi dùng công cụ duy trì sẽ không gây ra bất kì cảm giác khó chịu hay ê nhức nào cho răng.
Thông thường, chúng ta cần phải đeo hàm duy trì từ 6 tháng đến 1 năm tùy thuộc vào tình trạng răng hàm của mỗi người. Để rút ngắn thời gian mang khí cụ này, các bạn hãy tuân thủ đúng những hướng dẫn của bác sĩ.
Chúng ta đã trải qua quãng đường dài niềng răng và mang hàm duy trì chỉ là đoạn ngắn để về đích, thế nên không có lý do gì để bỏ qua giai đoạn này. Kiên trì thêm một chút nữa để có hàm răng khỏe đẹp vĩnh viễn.
Bạn nên đến nha khoa thăm khám định kỳ trong suốt thời gian mang hàm duy trì để bác sĩ điều chỉnh lại khí cụ cho phù hợp.

Chia sẻ: