4 bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp - NHA KHOA PLAN

Khuyến mãi

Trang chủ / 4 bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp
4 bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp
13/01/2023 / Admin / Khuyến mãi

4 bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp

Mang thai là giai đoạn cơ thể thay đổi vì vậy sẽ xuất hiện các bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp. Cùng tìm hiểu nhé!

Quá trình mang thai ảnh hưởng thế nào đến răng và nướu?

Mang thai là giai đoạn cơ thể thay đổi. Có sự biến đổi về hóc môn, hệ miễn dịch cũng kém hơn người bình thường. Vì vậy sức khỏe tổng quát cũng như răng miệng của thai phụ sẽ nhạy cảm hơn. Dễ mắc các bệnh lý hơn. Bên cạnh đó quá trình thai nghén, thèm ăn và chứng trào ngược dạ dày khi mang thai cũng là nguyên nhân khiến vi khuẩn tích tụ lại trong khoang miệng. Đó là lý do tại sao phụ nữ mang thai cần quan tâm sức khỏe răng miệng hơn người bình thường. Để có một thai kỳ khỏe mạnh phía trước.

4 bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp

bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp

Chảy máu răng

Hooc môn Estrogen và progesterone có sứ gia tăng mạnh mẽ. Từ đó phụ nữ mang thai dễ bị chảy máu răng tự nhiên hay chỉ cần lực tác động nhẹ. Đó là một trong những nguyên nhân gây bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp.

Viêm lợi và viêm nha chu

Trên 80% chị em khi mang thai đều cảm nhận được sự thay đổi ở nướu răng như: sưng, đỏ, chảy máu, nóng. Nhiều trường hợp nghiêm trọng và không tự hết được. Tất cả những triệu chứng trên đều được xếp vào nhóm bệnh về lợi/ nướu ở thai kỳ. Thường xuất hiện ở tháng thứ hai đến tháng thứ tám. Khi em bé chào đời, sẽ được cải thiện và dần biến mất. Nguyên nhân là do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể cao gấp 10 lần so với bình thường. Điều kiện vô cùng thuận lợi để vi khuẩn gây viêm nướu sinh sôi.

Ngoài ra, khi mang thai cũng là lúc hệ thống miễn dịch của phụ nữ yếu hơn và dễ bị vi khuẩn từ các mảng bám thức ăn tấn công. Ban đầu sẽ là viêm nướu, kéo dài và nặng hơn dẫn đến viêm nha chu. Hiện tượng này khiến mẹ bầu không thể thoái mái khi ăn uống, ảnh hưởng đến tâm trạng, sức khỏe của cả mẹ và bé. Triệu chứng:

  • Viêm nướu: những tổn thương chảy máu, sưng tấy đỏ trên nướu, dễ chảy máu
  • Viêm nha chu: là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng như nướu, xương ổ răng, dây chằng nha chu, răng. Xuất hiện túi mủ, ấn tay vào thấy đau, răng lung lay, hơi thở nặng mùi…

Sâu răng

Các chuyên gia răng hàm mặt đã nghiên cứu và chỉ ra tình trạng sâu răng thường tăng lên trong thời kỳ mang thai. Nguyên nhân là do:

  • Dịch acid trong miệng tăng lên do tình trạng trào ngược dạ dày, nôn do nghén thai kỳ
  • Có sự thay đổi trong quá trình ăn uống: ăn vặt, ăn thành nhiều cử, ăn thực phẩm chứa nhiều đường
  • Vệ sinh răng miệng chưa đúng cách

U nướu thai nghén

U nướu hay còn gọi là u hạt thai nghén là những khối u lành tính. Mọc ở lợi, vùng kẽ giữa hai răng – nơi tổ chức hạt có nhiều mạch máu nên sẽ dễ chảy máu khi va chạm. U có thể nhỏ hoặc lớn ảnh hưởng đến thẩm mỹ, phát âm, ăn nhai. Thông thường các tổ chức u này sẽ tự biến mất sau khi sinh em bé. Tuy nhiên những trường hợp không thể mất đi thì có thể thực hiện phẫu thuật cắt nướu để tái tạo lại thẩm mỹ.

Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe răng miệng trong thời kỳ mang thai

  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn hoặc ít nhất 2 lần/ ngày với kem đánh răng chứa flouride cùng bàn chải lông mềm
  • Dùng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm vệ sinh kẽ răng
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế ăn vặt/ những món chứa nhiều đường để giữ gìn sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng quát
  • Khám răng định kỳ và lấy vôi răng mỗi 6 tháng/ lần. Để làm sạch mảng bám, giữ môi trường khoang miệng luôn sạch sẽ, khỏe mạnh

Trên đây là thông tin bổ ích về 4 bệnh lý răng miệng thai phụ thường gặp. Để biết thêm thông tin chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ hotline 089 6412 986 hoặc inbox tại ĐÂY.

nha khoa bf

 

 

Chia sẻ: